Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

Phỏng vấn thần đồng Đỗ Nhật Nam từ Mỹ sau bài thơ “gây bão dư luận“

Đăng Bởi  - 
Do Nhat Nam
Đỗ Nhật Nam cùng bố mẹ trong ngày lập thêm kỷ lục người viết tự truyện nhỏ tuổi nhất Việt Nam

Cái Tết đang đến gn, như truyền thống dân tộc, nhiều gia đình người Việt lại có cơ hội sum họp bên nhau hạnh phúc. Nhưng thn đng Đỗ Nhật Nam đang là học sinh trường Saint Paul (Hoa Kỳ), phải xa gia đình, bà con cô bác cũng là một nỗi buồn nhớ tiếc Tết quê. Trong cái cảm xúc đó, cậu bé này đã “gây bão” với bài thơ tổng kết sự kiện thế giới năm 2014 bằng tiếng Anh, tiếng Việt... gi tặng người thâtừ nước Mỹ xa xôi gi v Việt Nam.

Đỗ Nhật Nam không chỉ biết đến là cậu bé nói tiếng Anh như gió, hùng biện giỏi, dịch giả tài năng mà còn có khả năng làm thơ hay, sâu sắc. Bằng chứng là bài thơ “Bố đã yêu con như thế” gây xúc động và mới đây là bài thơ song ngữ Anh - Việt tổng kết một năm 2014 đầy biến động, mất mát của thế giới khiến nhiều người bất ngờ, khâm phục.
Hiện nay, Đỗ Nhật Nam đang là học sinh trường Saint Paul The Apostle, Texas, Hoa Kỳ. và trong quá trình học tập tại đây, em cũng đã giành được những thành tích vô cùng đáng nể.
Nói về Nhật Nam mà chỉ dùng 2 từ thần đồng, dường như là không đủ. Cậu bé 14 tuổi này, đang bằng tài năng - nỗ lực và cả bản lĩnh của mình, chinh phục cả những người lớn trước đầy vẫn hoài nghi, rồi thần đồng đó sẽ đi về đâu?

Do Nhat Nam
 Cậu bé "thần đồng" Đỗ Nhật Nam làm dịch giả
 Đỗ Nhật Nam là cậu bé được mệnh danh “thần đồng” từ khi còn nhỏ tuổi. Với khả năng ngoại ngữ vượt trội, kỹ năng thuyết trình tốt, Đỗ Nhật Nam từng giành nhiều giải thưởng trong các cuộc thi tiếng Anh, thuyết trình lớn nhỏ trong nước. Năm 2008 (chỉ mới 7 tuổi), Nhật Nam đã trở thành dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam. 10 tuổi, cậu đạt 8.0 IELTS (trong đó kỹ năng reading đạt điểm tuyệt đối), 11 tuổi, Nhật Nam được công nhận là người viết tự truyện nhỏ nhất Việt Nam. Chỉ trong 4 năm, cậu bé này đã 2 lần ghi tên mình vào kỷ lục Việt Nam, khiến không ít người lớn phải trầm trồ, ngưỡng mộ.
Không chỉ sở hữu bảng thành tích vượt trội, Đỗ Nhật Nam còn khiến nhiều người khâm phục bởi sự bản lĩnh khi vượt lên sức ép dư luận từ câu phát ngôn về đọc truyện tranh. Đỗ Nhật Nam đã chứng minh cho mọi người thấy được tài năng thực sự khi liên tục đạt nhiều giài thưởng lớn ở các cuộc thi tiếng Anh, đươc phát biểu trong hội nghị Nha khoa tại Ân Độ. Mới đây nhất, Nhật Nam còn là đại diện của châu Á phát biểu tại hội nghị Khoa học giáo dục TEDxKIDs với chủ đề khoa học về nụ cười.

- Đỗ Nhật Nam đạt điểm tuyệt đối trong các kỳ thi của trường Đại học Cambridge: Starter, Movers, Flyers (15/15) (năm học lớp 1).
- Thi IELTS đạt 8.0 với điểm reading đạt tuyệt đối: 9 0 (năm học lớp 5).
- Đạt được vô số giải thưởng tại các cuộc thi tiếng Anh, hùng biện trong nước và quốc
tế.
- Những cuốn sách đã dịch: Mặt trời mọc, mặt trời lặn; Nạp điện; Tôi tư duy, tôi thành đạt; Sống đẳng cấp. Những cuốn sách đã viết: Tớ đã học tiếng Anh như thế nào; Những con chữ biết hát; Bố mẹ đã cưa đổ tớ.
- Hai lần được ghi vào sách kỷ lục Việt Nam: Dịch giả nhỏ tuổi nhất và Người viết tự truyện nhỏ tuổi nhất.
- Là Tổng Biên tập tờ báo Creative Melange - tờ báo dành cho lứa tuổi học sinh của Đông Nam Á. Đỗ Nhật Nam trở thanh Tổng Biên tập nhỏ tuổi nhất Việt Nam.
"Bên này con vẫn "sống đẳng cấplắm"
PV: Xin chào Nam, chị tình cờ đọc được chia sẻ của mẹ Phan Hồ Điệp về cuộc sống của
Bố mẹ đã yêu con như thế!
Hồi con nhỏ xíu xiu
Bố thường ôm rồi hỏi
Nam ơi, Nam cứng cỏi
Nói xem yêu ai nào

Rồi bố mẹ “mời chào”
Bố đây này, yêu bố
Chẳng cn con phải c
Nói yêu mẹ làm gì

Mẹ lập tức so bì
Yêu mẹ đương nhiên nhé
Nam của mẹ tuy bé
Mà hiểu hết mọi điều
Con không biết phải chiều
 
Bên mẹ hay bên bố
Thành ra không dám cố
Nói yêu ai, hì hì

Con sẽ ôm tức thì
C mẹ luôn với bố
Nhà mình đi chơi phố
Quên hết chuyện “tranh
 giành”

Con dần lớn trưởng thành
Vẫn chuyện vui xưa cũ
Không có hồi ngã ngũ
Yêu ai nào? Ai hơn?

Bố ơi, nào con thơm
Con thì thầm, thỏ th
Con đỡ đần chia sẻ
Dọc con đường tương lai

Mẹ ơi sut dặm dài
Con không dời bên mẹ
Nghe lời ru se sẽ
Mẹ v về chở che

Nng mới lọt qua khe
Mở ngàn tia mắt lá
Nhìn trời xanh yêu quá
Lòng bỗng vui nhiệm màu

Con thành như cây cầu
Bắc nhịp thương nhịp nhớ
Của tình yêu “bên nớ”
Lại gửi về “bên ni”

Nhịp thời gian trôi đi
Con đếm đo từng khắc
Thấm tình yêu vững chắc
“Hai đầu cầu” cho con

Bố mẹ lòng tựa son
Yêu, lo nhiều “như thế”
Còn con thì “không thế”
Mà ... “hơn thế”... vạn lần!
Đỗ Nhật Nam

em bên Mỹ: “Bố mẹ đừng lo, bên này con vn “sống đẳng cấp” lắm”. Vậy một ngày bình thường của Nam đặc biêt như thế nào?

Đ Nhật Nam: Thời gian một ngày của em như bao học sinh khác thôi ạ. Buổi sáng em tỉnh dậy và làm vệ sinh, sau đó ăn sáng, tự sắp xếp phần ăn cho buổi trưa rồi được chú chủ nhà chở đi học. Buổi chiều, em chơi bóng rổ ở trường rồi về nhà. Em dọn dẹp nhà cửa, phụ cô chú nấu ăn và ăn tối, sau đó em học bài. Ngày nghỉ thì công việc có khác hơn vì em dọn phòng, lau dọn nhà vệ sinh của mình, giặt đồ... Thỉnh thoảng em đi xem phim với cô chú hoặc một người bạn Mỹ. Em thích nhất là đọc sách trong thư viện. Các thầy cô trêu em là học sinh đọc sách với tốc độ kỷ lục nhất. Em đã đọc gần như hầu hết các sách trong thư viện. Ngoài ra em cũng thích chơi bóng rổ. Em là thành viên trong đội bóng rổ của nhà trường ạ.
PV: Sống một mình bên đó, những lúc nhớ b mẹ, Việt Nam, em m gì?
Đỗ Nhật Nam: Những lúc nhớ bố mẹ, em thường ra ngoài sân chơi bóng rổ, đi chụp ảnh hoa cỏ quanh nhà và làm thơ nữa ạ.
PV: Thành tích học tập của em thế nào?
Đỗ Nhật Nam: Tổng kết cả hai kì học của em đều đạt 99/100 điểm. Có nhiều môn, em đạt điểm trên 100 vì các thầy cô nói bài quá xuất sắc. Ngoài việc học, em cũng tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa như chơi bóng rổ, tham gia vào ban nhạc Thánh ca của trường.
PV: Vậy còn vai trò là Tổng Biên tập tờ báo dành cho tuổi teen mà em vừa đảm nhiệm thì sao?
Đỗ Nhật Nam: về công việc làm báo đối với em cũng là một niềm vui nên em không thấy mất thời gian. Em thường làm vào ngày cuối tuần, vì có một ban Trị sự rất đắc lực nên em cũng được giúp đỡ nhiều. Sắp tới báo sẽ ra mắt số đầu tiên. Chị đón đọc nhé!

Do Nhat Nam
 Đỗ Nhật Nam diễn thuyết bằng tiếng Anh trên đất Mỹ
 BÀI THƠ KỶ LỤC 30 PHÚT
PV: Gần đây Nam còn có sở thích làm thơ nữa. Đặc biệt là bài thơ “Bố mẹ đã yêu con như thếkhiến nhiều người xúc động.
Đỗ Nhật Nam: Em cũng mới bắt đầu làm thơ khi sang Mỹ. Chắc có lẽ do xa nhà có nhiều cảm xúc nên em thích viết thành thơ tặng bố mẹ. Bài thơ “Bố mẹ đã yêu con như thế” là cảm xúc khi em đọc bài viết của bố dành tặng cho mình. Trong bài viết, bố em có nhắc đến chi tiết là khi nhỏ, bố mẹ rất hay hỏi: Nam yêu ai hơn. Vì thế, em nhớ lại những chi tiết đó và viết thành một bài thơ vui vui.
PV: Còn bài thơ song ngữ tổng kết năm 2014 đầy mt mắt và biến động trên thế giới thì sao?
Đỗ Nhật Nam: Bài thơ này em viết khi mở máy đọc tin tức về vụ máy bay rơi. Em viết trong tâm trạng rất thương tiếc các nạn nhân. Em tưởng tượng mới hôm trước, họ còn mừng Giáng sinh cùng gia đình, hôm sau, chỉ sau một cuộc chia tay đã nằm trong lòng biển lạnh.
Bài thơ này cũng ghi “kỷ lục” của bản thân em là viết rất nhanh, chỉ trong chừng gần 30 phút. Ban đầu em viết tiếng Việt sau mới dịch ra tiếng Anh. Lúc dịch thì gian nan vì em phải tìm từ cho phù hợp với phần tiếng Việt của mình. Điều em muốn gửi gắm qua bài thơ là mong ước mọi người được sống trong bình an “Bình an tràn dâng môi hoa”, không còn cảnh ly tán. Mọi người sau những chuyến đi, đều được trở về với tổ ấm của mình. Như thế là đủ đầy cho hạnh phúc.
PV: Những bài thơ “gây bão” trong dư luận, nhiều người bất ngờ trước tài năng làm thư của một cậu bé 13 tuổi. Nhận được những lời khen, Nam thấy sao?
Đỗ Nhật Nam: Mẹ em cũng kể là bài thơ được mọi người đón nhận, có một số báo đăng lại. Em vui vì thông điệp của mình đã được chuyển đến với mọi người.
Những câu thơ chợt đến trong đầu em và em ghi lại.
Trong quá trình ghi lại, em chỉnh sửa và tìm từ cho vần với nhau. Em nhớ lại những bài thơ mình đã được học để học cách viết theo niêm luật. Em không phải là nhà thơ chuyên nghiệp. Em làm thơ như kiểu “chơi xếp hình” với các con chữ. Cho nên khi được mọi người thích, em cũng thấy vui. Nhưng em không có ý định trở thành nhà thơ chuyên nghiệp mà thích làm khoa học hơn.
PV: Kế hoạch trong năm mới 2015 này của Nam là gì? Nam sẽ chinh phục thêm những đỉnh cao mới nào nữa?
Đỗ Nhật Nam: Kế hoạch gần của em là sẽ vượt qua một số kì thi chuẩn quốc tế với số điểm cao để có thể tham gia một khóa học tài năng. Tất nhiên là em vẫn nuôi ước mơ đi vòng quanh thế giới!
Cảm ơn những chia sẻ của Nam và chúc em thành công trên con đường phía trước!
Y.Hoan ( từ nước Mỹ )
Theo Công lý Trái tim


Hương vanilla trên đất Việt               
Tác Giả : Thanh Đông – Phước Long

Khó ai có thể hình dung được một ngày nào đó, trái vanilla của vùng Madagascar xa xôi lại tỏa hương ngạt ngào trên đất Việt. Thế nhưng, điều đó đã là sự thật.
Theo chỉ dẫn của anh Alain Nguyễn – Bếp trưởng resort 5 sao Anantara (Mũi Né, Phan Thiết, Bình Thuận) chúng tôi vượt rừng, vượt con đường đầy cát, bỏng rát, ngoằn ngoèo, tiến sâu vào trang trại vanilla của vợ chồng anh Frédéric Lacroix và người phụ nữ Việt tên Mai nằm ở xã Hàm Cường, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Thật bất ngờ, ở nơi đầy gió, nắng, cát và rừng tràm ấy, mùi hương vanilla quyến rũ, thanh tao vây lấy chúng tôi, đó cũng là lúc trang trại vanilla rộng 2 ha mở ra cùng những câu chuyện của hành trình mang vanilla đến Việt Nam.
Hơn 15 năm trước, kỹ sư nông nghiệp người Pháp tên Frédéric Lacroix có dịp đến Việt Nam công tác. Sau khi nhận thấy điều kiện thời tiết một số nơi trên đất nước ta có thể trồng được vanilla, Frédéric Lacroix đã quay lại Việt Nam, mang theo một ít cây giống trồng thử. Sau khi thấy kết quả khả quan, anh quyết định chọn vùng đất Bình Thuận để trồng vanilla.
Năm 2005, vợ chồng Frédéric Lacroix bắt đầu trồng vanilla và chỉ “dám” trồng 2 ngàn cây bởi vợ chồng anh không đủ sức vừa khai phá, vừa làm đất, trồng cây, canh giữ… Sau này, vợ chồng anh mới phủ kín 2 ha như hiện tại với hơn 20 ngàn cây. “Vanilla thích hợp trồng ở vùng đất khô, có gió biển nhưng không quá nóng, có bóng mát bên trên. Và điều kiện khí hậu ở Bình Thuận rất lý tưởng cho vanilla phát triển” – Frédéric chia sẻ.
Frédéric cho biết thêm: “Trồng vanilla là một công việc không đơn giản bởi việc chăm sóc nó không giống bất cứ loài cây nào. Từ cây giống dài chừng 1 gang tay, 5 năm sau chúng mới bắt đầu cho hoa. Không như bất kỳ loại cây cho trái nào, quá trình thụ phấn của vanilla phải có bàn tay con người chứ không nhờ vào các loài côn trùng như các loại cây khác. Một bông hoa nở, bên trong có 2 nhánh, 1 đực, 1 cái và 1 nhụy. Người trồng phải dùng tay lồng 2 nhánh vào nhau, sau đó đưa vào nhụy. 9 tháng sau nhụy cho được chùm vanilla từ 9 – 20 quả”.


Hoa vanilla chỉ nở đúng 1 ngày trong năm. Nếu ngày hoa nở mà không thụ phấn kịp, đến chiều, hoa tự xếp cánh, 1 năm sau hoa mới nở lại. Do đó, thời điểm hoa nở, cần rất nhiều nhân công để làm việc. Từ khi kết trái đến thu hoạch khoảng 3 tháng.
Trái vanilla sau khi hái sẽ mang ủ kín với nhiệt độ vừa phải. Sau khi trái ngả sang màu nâu đen đều, mang phơi dưới nắng nhẹ rồi phân loại. Trái vanilla loại dưới 12 cm có giá từ 150 – 180 USD/kg; loại 12 – 14 cm là 200 USD/kg; từ 250 – 300 USD/kg cho loại trái trên 14 cm. Từ 9 – 10 kg trái tươi mới cho ra 1 kg trái vanilla khô.
Alain Nguyễn – Bếp trưởng Resort 5 sao Anantara (Mũi Né) nói: “Việc trồng thành công cây vanilla ở Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng. Trước hết, nó rất thuận lợi cho những đầu bếp chuyên nghiệp. Trong ẩm thực, hương vanilla thiên nhiên giúp tạo ra được nhiều món ăn ngon hay cho ra các loại nước xốt hảo hạng. Ngoài ra, hương vanilla tự nhiên còn được sử dụng trong nhiều sản phẩm cao cấp như làm kem, nước hoa, các loại tinh dầu dùng trong massage, spa…”.
Cũng theo anh Alain, hiện nay vanilla tự nhiên nhập khẩu có giá cao hơn 30 – 40% giá sản phẩm cùng loại từ trang trại của anh Frédéric Lacroix nhưng chất lượng tương đương. Vì vậy, việc vanilla tự nhiên có mặt tại Việt Nam đã làm lợi cho rất nhiều nhà hàng 5 sao tại Việt Nam khi mua được vanilla giá rẻ. Alain Nguyễn nói thêm: “Tôi cho rằng đây là cơ hội để người nông dân Việt Nam phát triển loài cây quý này. Giúp phát triển kinh tế đồng thời tạo nên dấu ấn riêng cho nền nông nghiệp Việt Nam”.
Khi đề cập đến việc chia sẻ kinh nghiệm trồng, chăm sóc vanilla để phát triển rộng khắp trên đất Việt, anh Frédéric vui vẻ: “Vợ chồng tôi rất sẵn lòng chia sẻ với những ai muốn tìm hiểu và phát triển loài cây này”.

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Người chia quà bằng... “kéo“

Vào ngày Việt Nam hân hoan với con số ODA 2014 được cho là “không thấp hơn mức cam kết năm 2013” (khoảng 6,5 tỉ USD), không phải nhân dân mà chính Bộ trưởng Bộ KHĐT Bùi Quang Vinh đã thẳng thắn rằng: “Đây không phải là tiền cho không, đây là tiền vay… Chúng ta vay hôm nay thì con cháu đời sau sẽ phải trả nợ”.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận mở “trận đánh lớn”, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng và cuộc "hạ cánh mềm" của bất động sản. Thống đốc Nguyễn Văn Bình lạnh lùng và quyết đoán với sòng vàng. Bộ trưởng Đinh La Thăng với những cú "trảm" tiến độ... Năm bản lề trong nhiệm kỳ bộ trưởng đã qua và giờ không còn là “lần đầu đi thi”, không còn là lúc để thủ thế nữa. Những ngày cuối năm 2013 - thêm một năm nền kinh tế đối mặt với vô số những khó khăn, hãy cùng Lao Động nhìn lại những phát ngôn và hành động của các bộ trưởng dưới lăng kính thực tiễn và một chân lý: Có thể phù hợp hoặc chưa, nhưng một bộ trưởng không thể điều hành bằng cách khoanh tay trước ngực.
 
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh phát biểu tại nghị trường. Ảnh: TTXVN
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh phát biểu tại nghị trường. Ảnh: TTXVN

Tìm gặp “người khổng lồ” có nghi án trốn thuế

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhắc lại, đã có thời kỳ, chúng ta - trong một nhận thức rất nguy hiểm - nhìn nhận ODA là "thứ cho không”. Và những đồng tiền "chùa" đó, được quản lý lộn xộn đến mức bất cứ bộ nào, địa phương nào xin được (dự án) là xin, vay được là vay. Thẩm định cho có. Phê duyệt cho phải phép. Còn việc trả nợ ư? Những 40-50 năm sau, dài bằng 8-10... nhiệm kỳ, cứ hẵng hậu xét. Con cháu chúng ta phải trả thì cũng có nghĩa chẳng phải là con cháu ai cả.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Đã rất xa cái thời bộ trưởng phải "vác rá" đi xin gạo để lo cho cái dạ dày của dân. Nếu có một thước đo cho hiệu quả của một bộ trưởng Bộ KHĐT bây giờ thì phải là số vốn ông lo được. Và ông chia nó như thế nào. Nhớ hồi tháng 7, trong lịch trình dày đặc tiếp xúc và kêu gọi đầu tư với hàng chục doanh nghiệp ở đủ các lĩnh vực năng lượng, công nghệ cao, logistic..., tiếp xúc với những “người khổng lồ” tầm cỡ thế giới như Google, Intel, Bộ trưởng Vinh đã gặp cả Coca-Cola. Coca-Cola là ai? Là DN mà chính ông Vinh từng tuyên bố thẳng thắn: “Chúng ta không chấp nhận việc Coca-Cola đầu tư thu lợi ở Việt Nam mà không mất một đồng tiền thuế nào, chúng ta không bằng lòng và chấp nhận chuyện này”.

Và trong cuộc gặp gỡ ngay trên đất Mỹ với nhiệm vụ xúc tiến đầu tư đó, ông đã đề nghị Coca-Cola nên thường xuyên cung cấp thông tin và minh bạch các hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam.

Có thể coi đó là một lời nhắc nhở, một lời cảnh báo hoặc một đề nghị hợp tác... Nhưng đó là một lời nhắc nhở cần thiết, ngay cả khi nghi án 20 năm không đóng một đồng thuế của một “người khổng lồ” như Coca-Cola mãi vẫn là nghi án. Bởi vì 300 triệu USD hay bao nhiêu đi nữa có đổ vào và Việt Nam vẫn không thu được một đồng tiền thuế và tệ hơn, vẫn tồn tại mãi mãi những “nghi án” chưa biết bao giờ mới có kết luận thì đầu tư nước ngoài với bao nhiêu bao nhiêu triệu, tỉ USD liệu có ý nghĩa gì đối với sự phát triển và đời sống người dân (?!).

Xin được tặng bộ trưởng hai chữ “thẳng thắn”, không phải chỉ bởi “sự thật ODA” bây giờ ông nói.

“Có làm gì đâu mà tái cơ cấu”?

Nhớ trong phiên thảo luận ở Quốc hội hôm 24/10, cũng với sự thẳng thắn đó, ông đưa ra hàng loạt những nhận định, những con số về tình trạng người bệnh “nền kinh tế Việt Nam”.

Nào là chi đầu tư phát triển năm 2013 đang giảm nhất trong lịch sử Việt Nam. Nào là khoản nợ 50.000 tỉ đồng. Nào là ngân sách thâm hụt chưa từng có. Rằng nếu có vỡ nợ thì cũng là do xây dựng cơ bản tràn lan. Còn tái cơ cấu thì mới “loe hoe”, vì “có làm gì đâu mà tái cơ cấu?”. Chỉ may là chưa phải in thêm tiền. May là Quyết định 1792 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ ra kịp, và quyết liệt đến mức “Chủ tịch các tỉnh chùn tay không ký, không dám ký”, vì “không có tiền là không được ký, không có thẩm định của trung ương là không được ký”. Bộ trưởng thẳng thắn đến mức phát ngại.

Và trong tất tật những sự thật nghe phát ngại đó, có một chi tiết liên quan đến điều hành cụ thể của ông, về “một cái mảng dự án đầu tư từ những năm trước để lại”. Cái khoản ấy nó nặng nề, khổng lồ, dang dở, trì trệ đến mức “suốt nhiệm kỳ của tôi gánh vác cũng không hết”. Bộ trưởng Vinh một lần nữa thẳng thắn rằng việc của ông - một bộ trưởng "chia kẹo" - là “không bố trí thêm, mà chỉ cắt đi”.

Hãy nhìn nhận lại mốc thời gian: Nhậm chức bộ trưởng tháng 8.2011. Tháng 10.2011, tham mưu cho Chính phủ ban hành Quyết định 1792, được đánh giá như cánh cổng, khép chặt về lý thuyết với tình trạng đầu tư công dàn trải, lãng phí, nợ đọng trong xây dựng cơ bản. Nếu có 100 ngày đầu dành cho các bộ trưởng thì chắc chắn ông Vinh phải là số 1 trong việc làm ngay và luôn.

Phải là một người dũng cảm lắm, hoặc thản nhiên lắm với lợi quyền mới khiến một bộ trưởng về kế hoạch và đầu tư trở thành “Người chia kẹo điều hành bằng một cây kéo”.
Có thể, “lưỡi kéo” của bộ trưởng khiến các vị chủ tịch, các bộ ngành, những người có sở thích và chỉ có sở trường tiêu tiền không ưng cái bụng. Đã nửa nhiệm kỳ rồi và vị chủ tịch nào cũng muốn lưu lại một dấu ấn trong nhiệm kỳ của mình; nhưng đó là một "lưỡi kéo" cần thiết mà việc ông - một trong số những người có số phiếu tín nhiệm cao, cao nhất - là một lời khẳng định.

Mái tóc của Bộ trưởng Vinh đã bạc đi rất nhanh sau chỉ 2 năm trở thành người "chia kẹo bằng kéo". Và dường như, sẽ còn phải bạc nữa. Bởi điều mà người dân muốn nhắc ông là cái “thời kỳ” đầu tư dàn trải, đầu tư vô tội vạ mà ông nói tới đó, thực ra nó đã chấm dứt đâu. Tâm lý tiêu tiền "chùa" giờ đây còn phổ biến lắm. Thì đó, những bảo tàng, những tượng đài, những nhà WC... vẫn được vẽ ra, trong khi người dân thiếu đến cả một cái giường bệnh đúng nghĩa của từ giường.

TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế TƯ: Một vị bộ trưởng dũng cảm. Nói như thế, bởi tôi thấy Bộ trưởng Bùi Quang Vinh là một vị bộ trưởng nắm vững tình hình, cũng là vị bộ trưởng nắm vững số liệu cân đối lớn của quốc gia và những vấn đề liên quan.

Ông là vị bộ trưởng dũng cảm, không ngần ngại nói ra những khó khăn hiện tại, là vị bộ trưởng có nhiều nỗ lực đáng trân trọng trong việc tháo gỡ khó khăn đối với việc phát triển quá đáng về đầu tư công. Những phát biểu của Bộ trưởng Vinh tại Quốc hội là những phát biểu hiếm hoi về việc không né tránh khó khăn, không hoa mỹ, nói đúng địa chỉ, đúng tên của vấn đề...

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Tôi trông chờ đóng góp của bộ trưởng. Bộ trưởng Bùi Quang Vinh là một trong số vị bộ trưởng tốt hiếm hoi mà chúng ta đang có hiện nay. Có những vị bộ trưởng chưa chứng tỏ được tư duy, năng lực xứng tầm.

Nhưng ông Vinh thì chứng tỏ được tư duy năng lực xứng tầm bộ trưởng một bộ quan trọng hàng đầu VN... Tôi trông chờ sự đóng góp của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh vào việc thúc đẩy cải cách thể chế ở VN – một trong ba đột phá chiến lược rất quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế đất nước.

C.Thắng ghi

Theo Đào Tuấn
Lao động

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

Vợ “dọn đường” với sếp để tôi tiến thân?

Báo Dân trí: ngày 10-02-2015

Tôi gần như quỵ xuống khi tận mắt chứng kiến cảnh vợ quấn lấy ông sếp già sắp nghỉ hưu của tôi.

Tôi gần như quỵ xuống, máu dồn lên mặt khiến hai mắt muốn nổ tung, khi buổi trưa tình cờ ghé qua nhà, tận mắt chứng kiến cảnh vợ quấn lấy ông sếp già sắp nghỉ hưu của tôi.

Thảo nào gần đây khi biết mình sắp xa cái ghế bổng lộc, sếp luôn gần xa gợi ý cho tôi là nếu “khéo chiều” ông, tôi sẽ có cơ hội để tiến thân, thậm chí là ngồi vào cái ghế của ông khi ông về hưu.

Theo sếp thì trong cơ quan không ai xứng đáng bằng tôi, bởi tôi trẻ tuổi, lại vừa lấy xong cái bằng thạc sỹ kinh tế ở nước ngoài.

Vậy chuyện hôm nay xảy ra là để sếp ưu ái cho tôi, hay lời đồn thổi vợ tôi cặp bồ với sếp suốt hai năm tôi đi học là có thật?

Vợ “dọn đường” với sếp để tôi tiến thân?

Tôi hận mình vì đã quá tin vào cô vợ trẻ trung, xinh đẹp, lúc nào cũng nói lời yêu thương mật ngọt với chồng mà không tìm hiểu kỹ càng sự thật đằng sau những lời đồn thổi đó…

Tôi có nhà riêng, có tý chức quyền nên cuộc sống khá dư giả. Ở tuổi 34, tôi hơn vợ đúng một con giáp, nên bố mẹ giục tôi có con sớm. Nhưng đúng vào thời điểm này thì tôi được cơ quan cử đi học thạc sỹ ở nước ngoài. Vợ tôi hoàn toàn ủng hộ việc đi học của chồng và còn nói vui là tôi cho em thêm 2 năm để em phấn đấu cho sự nghiệp để đỡ “kém cạnh” với chồng.

Tôi yên lòng lên đường sau khi đã dặn dò vợ cố gắng chịu đựng sự xa cách, vậy mà giờ đây khi được ở bên nhau thì em đã có ông sếp già thay thế tôi…

Không biết tôi có phải là người đàn ông hèn nhát, nhu nhược hay không, nhưng khi chứng kiến cảnh vợ mình trong vòng tay ông sếp già, tôi đứng lặng một lúc rồi quay trở lại cơ quan.

Cũng không rõ đôi tình nhân ấy bàn bạc với nhau những gì, nhưng chiều ấy ông sếp tránh mặt tôi, còn buổi tối khi tôi về nhà, thấy vợ mắt sưng húp, ngồi khóc ở góc phòng.

Đêm đến, vợ sụt sùi khóc xin tôi tha thứ, em bảo vì em quá yêu tôi, quá kỳ vọng vào lời hứa dành cho tôi chiếc ghế giám đốc ở công ty của ông sếp già khi ông ấy về hưu nên em đã trao thân cho ông ấy.

Hóa ra việc cặp bồ của vợ tôi là do cô ấy “hi sinh” để chồng được thăng tiến, chứ không phải để moi tiền hưởng thụ như lời thị phi, đàm tiếu của thiên hạ?!

Tôi biết mình phải quyết định như thế nào với cô vợ hư hỏng còn lu loa, lấp liếm này rồi.

Theo An Trí
Tiền Phong

Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy

NGOÀI CỬA TRỜI CHƯA SÁNG là một trong những truyện ngắn hay của Đỗ Bích Thúy

             Ngoài cửa trời chưa sáng

Đỗ Bích Thủy
Truyện ngắn
Lạc đường. Con Mốc vẫn cắm đầu chạy. Cho đến khi sắp khuỵu xuống thì trước mặt nó hiện ra một khe nước. Từ phía dưới, sâu thăm thẳm, vẳng lên tiếng nước réo ùng ục. Mốc phi thẳng vào tầng tầng lớp lớp giang già phủ kín mặt khe, bỏ lại sau lưng lũ chó ăn thịt gầm gừ kéo đuôi lượt thượt tức tối. 
Mốc chìm dần giữa tán giang dày khít và rơi xuống một vụng nước. Nước trong văn vắt, lặng mà sâu. Nó đang nằm trên đỉnh một ngọn tháp. Chỗ này có lẽ đã cách xa Pụ Dín lắm. Không mấy khi theo chị Pao đi lấy chuối rừng về cho lợn mà gặp nhiều chuối vàng to chừng này. Chuối rừng mọc khắp các khe suối, lẫn với giang, cây dong và ngõa, đến mùa thi nhau nở hoa đỏ ối cả vùng. Nhưng chỉ nhiều chuối đen chứ chuối vàng ít lắm, người các bản lên chặt về chăn lợn hết, cây bé cũng hết.

Đêm qua, lúc thoát khỏi mấy bàn tay sắp chọc dao vào cổ mình, Mốc đã phi một mạch không kịp nhận ra hướng về nhà, lâu lắm mới dừng lại để đạp cái rọ mõm ra. Rồi tối trời, lại mệt quá, nó dúi đầu vào một bụi lau mà ngủ. Sáng nay, cứ nhằm đường hẹp đường rậm mà chạy. Đường rậm thường không có người đi, mà thiếu hơi người thì lũ chó ăn thịt kia còn tha hồ tìm.

Mốc uống no nước rồi bò lên bờ, nằm vắt qua một tảng đá đầy rêu. Xung quanh tối thẫm, không có tí ánh mặt trời nào. Mốc nhúng cái chân đang còn chảy máu ròng ròng xuống nước...

Lúc ấy, Pao cũng đang ngược dốc tìm đường về Pụ Dín.

*
Từ Pụ Dín nhìn qua mấy quả núi cũng thấy khói nương Pụ Cháng. Mùa thu hoạch, gió mạnh một tí là có mùi cơm mới bay sang. Vậy mà muốn đến thăm nhau là phải đi từ lúc mặt trời chưa mọc đến khi mặt trời sắp lặn, trẻ con không đứa nào đi nổi. Pụ Cháng ở thấp hơn, gần đường ôtô, đi về chợ huyện chỉ mất nửa ngày. Gần huyện nên trẻ con Pụ Cháng cũng khôn sớm hơn trẻ con Pụ Dín, nhiều đứa bé tí đã biết nhận mặt đồng tiền lúc theo mẹ bán bán mua mua ở chợ.

Xa thế nhưng cũng gần, hai bản có nhiều nhà là anh em họ hàng với nhau. Trước kia Pụ Cháng toàn người họ Giàng, họ Thào; Pụ Dín chỉ có họ Lù, họ Ly, sau này đi sang nhau lấy dâu nhiều mới thành họ hàng anh em. Lẽ ra là họ hàng anh em phải hay đến thăm nhau thì bây giờ lại không thế. Người già muốn đến nhưng yếu chân yếu mắt không đi được. Người trẻ thứ gì cũng khỏe lại không muốn đi. Tại cái đầu ít nghĩ đến nhau thì tự dưng chân cũng mỏi theo thôi mà. Người Pụ Dín nói thế.

Ấy dà, nói thì không vừa lòng nhau, không nói thì bảo khinh nhau, bảo không có mồm. Biết thế nào cho phải. Người Pụ Cháng lại nói thế.

Mặc kệ thôi. Gió vẫn cứ mang hương cơm mới về Pụ Cháng, lại mang mùi rượu hoẵng lên Pụ Dín. Trời mưa thì nước mới vẫn chảy từ trên cao xuống thấp, trời cạn thì chỗ nào cũng khô như nhau. Trời đất chẳng làm gì để bản này ghét bản kia, mà người già đêm nào cũng nói đi nói lại ghét nhau là tự mở cửa cho ma đói vào bụng mình. Từ ngày Pụ Dín, Pụ Cháng gom lại chưa đầy chục nóc nhà đã thân nhau như mấy đốt ngón tay, cứ năm nào có người cãi nhau là năm ấy mất mùa. Bây giờ không phải một, hai người mà cả bản ghét nhau thì cái gì đến đây?

Tai vẫn nghe, miệng không cãi, nhưng bụng thì nghĩ khác rồi.

Người trẻ không còn muốn sang đi hội với nhau nữa. Mọi thứ cứ khác dần đi, bắt đầu từ ngày Pụ Cháng có điện về.

Pụ Cháng nằm ngay cạnh đường lên huyện lị. Lúc người ta kéo điện qua tiện đường lắp cho Pụ Cháng một trạm hạ thế. Vậy là bỗng chốc cả Pụ Cháng, nhà lớn nhà bé, nhà giàu nhà nghèo, chỗ nào cũng sáng như ban ngày. Từ Pụ Dín nhìn xuống thấy như mặt trời không lặn ở Pụ Cháng, còn ở Pụ Cháng từ ngày không còn thắp đèn dầu nữa, nhìn lên lại thấy Pụ Dín tối hơn ngày trước. Có lần gặp nhau ở chợ, bọn con trai Pụ Cháng còn bảo: "Dạo này Pụ Dín đi ngủ sớm thế. Chẳng thấy ánh lửa gì cả". Không biết chúng nó nói thật bụng hay cố tình trêu tức, nhưng đám con trai Pụ Dín đã giận tái mặt: "à thì chúng mày khinh bọn tao đấy. Mới sáng hơn một tí đã học khinh người ở đâu về rồi".

Vậy là cãi nhau. Lúc đầu chỉ nói nặng lời hơn bình thường, nhưng sau cứ nóng mặt dần lên, không giữ được nữa là mở miệng to ra, suýt nữa còn đánh nhau. May mà bọn con gái gọi về.

Sau lần cãi nhau giữa đám thanh niên ấy, hai bản xa nhau hẳn ra. Không ai bảo ai nhưng tất cả đều nhận thấy thế. Người Pụ Dín đi chợ huyện không qua Pụ Cháng nữa mà đi vòng, qua hai quả núi nữa mới xuống đến đường cái. Mất gần một tháng, bọn con trai con gái Pụ Dín mới dọn xong đường riêng cho mình. Thấy thế, thanh niên Pụ Cháng đi săn cũng không đi về phía Pụ Dín. Nhưng dần dần, từ ngày có điện về người Pụ Cháng cũng ít lên núi. Pụ Cháng đã tự mở một cái chợ bé, có máy xay xát, có thêm cả một cái quán phở nữa, lúc nào cũng ồn ào. Bây giờ, xe ôtô qua lại, dù lên huyện hay về tỉnh cũng muốn dừng lại Pụ Cháng một lúc. Pụ Cháng ở ngay sau cổng trời một, quanh năm gió lồng lộng, nhìn xuống phía dưới là thung lũng toàn sa mộc mọc hoang, đều tăm tắp. Dưới chân sa mộc toàn hoa cúc đỏ. Dín dần thành nếp, Pụ Cháng thành chỗ nghỉ quen chân của người qua lại.
Pụ Cháng, Pụ Dín ngày càng không giống nhau, càng xa nhau. Cho đến khi ngay trung tâm chợ Pụ Cháng có một người đàn ông râu rậm mang theo vợ từ xuôi lên, mở một quán thịt chó, thì hai bản không còn nối lại với nhau được nữa.

 Bao đời nay, người Pụ Cháng, Pụ Dín nuôi chó giữ nhà, giữ nương, coi nó như bạn. Chó lớn lên cùng với người. Có con chó giữ cửa, người lớn đi làm cứ để trẻ con ở nhà, không phải lo gì. Đến mùa bẻ ngô, nhổ sắn, mang con chó lên nương làm nhà cho nó ở, rồi người cứ về nhà mà ngủ. Trẻ con có khi bị đánh vì hư, nhưng con chó thì một câu chửi cũng không phải nghe. Cứ ở với người mãi, chó bố chó mẹ già ốm, lông rụng, nằm một chỗ, thì chó con đã kịp lớn lên cả đàn. Cần tiền đến đâu cũng chỉ bán con gà con lợn, không ai bán chó đi lấy tiền bao giờ.

Vậy mà bây giờ Pụ Cháng lại để người lạ đến giết chó như giết gà thế thì Pụ Dín không chịu được rồi. Cậy giàu, cậy thừa tiền thừa của không cần chó canh nương nữa đấy mà. Nhưng không cần thì thôi chứ, sao lại đem giết thịt con chó bao nhiêu năm bầu bạn với mình? Tệ quá. ác quá. Người Pụ Dín giận lắm. Giận mà không biết làm gì quay ra lo giữ đàn chó trong bản, không cho đi chơi xa, nhỡ lao xuống Pụ Cháng lại không có đường về.

*
Đã mấy đêm rồi, đang dở giấc, nghe tiếng móng chân con Mốc cào cào vào cánh cửa gỗ Pao lại bật dậy, rút then cho nó vào nhà. Đấy là lúc gần sáng, tiếng chó bị giết thịt dưới Pụ Cháng bắt đầu vọng lên, nghe rõ lắm. Đưa con Mốc vào, cho nó nằm ngay dưới chân giường mình, rồi Pao cũng thức luôn đến sáng. Con Mốc run lên từng chập. Đi săn gặp thú dữ, đêm mưa sấm sét ầm ầm, cây to đổ gãy khắp nơi chưa bao giờ, chưa cái gì làm nó biết sợ. Chỉ đến bây giờ, nghe tiếng chó tru lên từng đêm mới thấy con Mốc run bần bật thế này. Sợ hay là uất ức cũng không rõ nữa, nhưng cứ soi đèn pin vào mặt nó là thấy hai con mắt mở chừng chừng, đỏ như hai hòn than.

Hôm nào vào phiên chợ, xe qua lại nhiều. Hôm ấy lão chủ quán giết nhiều chó. Nghe tiếng kêu cũng biết loại chó nào bị giết. Pụ Dín, Pụ Cháng xưa nay chỉ có mấy loại thôi, ai mà không nhận ra được. Chó vàng chân đen, đuôi cong kêu như tiếng xé vải; chó đen, tai cụp, đuôi quét đất kêu tiếng dài mà dữ; chó khoang trắng khoang đen kêu như tiếng trẻ con khóc mẹ... Những tiếng kêu từ trong cổ, không há miệng ra được, nghe càng sợ, dội đi dội lại Pụ Dín mãi.

 Nhà Pao nuôi chó khoang từ đời ông bà, trước cả ông bà nữa. ở Pụ Dín, nhà nào nuôi loại chó gì thì cứ nuôi mãi. Chó con chui ra, con nào của nhà mình thì lấy, con nào của nhà khác thì đợi đến lúc nó biết ăn cơm là mang đến tận nhà trả. Nhà khác cũng thế. Chó khoang hiền lại chăm, thức suốt đêm đi hết nương này qua nương khác được. Họ Ly ở Pụ Dín ít người nên chó khoang ở Pụ Dín cũng ít. Như nhà Pao đây, có mỗi con Mốc. Thỉnh thoảng có nhà mang chó con đến cho nhưng chỉ nuôi được vài ngày là chết dù Pao có nhá cơm cho nó ăn từng bữa. Nhà ít người, Pao có mỗi con Mốc làm bạn, đi đâu cũng chó nó theo. Con Mốc cao lừng lững, tai dài dựng đứng, mùa khô nghe tiếng chân nó chạy trên suối cạn như tiếng vó ngựa. Bố Pao già yếu rồi, việc canh nương vụ nào cũng phần con Mốc.

Hồi đầu mùa đông năm Pao lên hai tuổi, mẹ đẻ một lúc hai em, một trai một gái, nhưng không em nào sống được vì yếu quá. Mẹ ra nhiều máu, lại buồn quá cũng ốm luôn từ đấy, không còn làm được việc gì nặng nữa. Nhà không có con trai nên bố Pao là con cả cũng dần dần thành con thứ. Càng ngày bố càng cố ý để mấy em trai lo hết việc trong họ. Bố buồn. Nhưng buồn bao nhiêu cũng để trong bụng thôi, không nói ra vì sợ mẹ biết lại càng ốm thêm.

Việc nhà dồn hết vào đôi tay bố, lo đủ miệng ăn đã khó còn phải kiếm thuốc, gọi thầy mo cho mẹ nữa, nên nhà nghèo càng nghèo thêm. Năm Pao lên tám tuổi thì người già trong họ bắt đầu đến nhà Pao nói chuyện với bố. Đến buổi tối, lúc cả nhà ăn cơm xong rồi, ngồi bên bếp uống nước chè. Hôm nào các ông chú đến thì mẹ Pao cũng chỉ pha nước chè mới rồi lui vào buồng, để bố Pao ngồi tiếp chuyện. Lúc đầu còn nói xa nói gần, sau thì các ông chú nói thẳng ra là cả họ nóng bụng quá rồi, muốn bố Pao có con trai để lo việc họ sau này. Chú Dín cũng có con trai, nhưng chú người yếu, da xanh, làm việc gì cũng chỉ được một nửa đã thõng tay đứng thở, ngày nào cũng ho vài trận. Lấy vợ vào cũng không hơn gì. Vợ chú Dín to gấp đôi chú, làm việc gì cũng một nhoáng đã xong. Mọi việc trong nhà dồn lên tay thím hết, kể cả việc dạy con. Nhưng xưa nay, việc dạy con trai thành người lớn có bao giờ lại là việc của mẹ, con trai thì phải theo bố chứ. Hai đứa nhà chú Dín, tám chín tuổi đẽo con quay gỗ chưa nổi, bao giờ mới biết tra cán con dao? Bao giờ mới làm việc đàn ông trong nhà được, nói gì đến việc họ việc làng. Bố Pao không như chú Dín, việc gì cũng thạo cũng giỏi, ngày còn thanh niên cả Pụ Dín không ai dám so tài. Cả họ trông chờ vào bố Pao. Từ hồi hai em Pao mất mọi người lại đợi mẹ Pao mang bụng, nhưng đợi mãi, đợi mãi không thấy, chỉ thấy mẹ Pao người càng ngày càng mỏng đi, bé lại. Thế mà bố Pao thì nhanh già quá, gần bốn mươi mà tóc đã bạc rồi. Bà thím bảo, người nào buồn nhiều, khổ nhiều thì mau già, nhưng sống lâu. Bố Pao nói, sống lâu mà cứ buồn mãi, khổ mãi không sướng bằng chết sớm. Những câu chuyện nói qua nói lại thế mẹ Pao nghe hết. Nghe rồi thở dài.

Ngày xưa, ông nội, ông ngoại Pao chơi thân với nhau từ lúc còn rủ nhau mang con quay gỗ lim ngâm bùn dưới vũng trâu đầm ba tháng đi đấu ở bản khác, cách Pụ Dín mấy cái nương sắn. Lớn lên, hai người lấy vợ cùng một năm, làm bố trẻ con chỉ trước nhau vài ngày. Hứa với nhau trước nên lúc mẹ Pao vừa tròn tuổi mười hai là ông ngoại cho về làm dâu họ Ly rồi. Mẹ Pao là con út, về làm dâu cả, nhưng nhà bên này không có con gái nên ông bà thương chiều như con gái ruột, việc nặng không bắt làm. Mẹ Pao cũng lo việc nhà chồng như nhà mình, coi bố mẹ chồng như bố mẹ mình. Về làm dâu lúc còn bé quá, mấy năm liền con dâu toàn ngủ chung với mẹ chồng. Sau này mẹ mới kể với Pao, ông bà nội đòi lấy dâu sớm thế là để giữ phần, sợ một vài năm sau lớn thành con gái rồi lại nhìn thấy người con trai khác chứ không phải bố Pao. Đến lúc ấy cố ép hai người lấy nhau cũng khổ.

Hồi mới cưới về, bố Pao cũng chăm cho mẹ Pao như chăm em gái út, đi rừng gặp hoa gì cũng hái về cho, bắt cả một con sóc con về buộc chân nuôi trong nhà, con sóc ở mãi rồi cũng quen, bỏ dây ra cũng không đi nữa. Mẹ Pao kể, hồi bà nội bắt đầu đuổi con dâu sang buồng riêng với chồng, đêm nào con sóc cũng chen vào nằm giữa hai người, thỉnh thoảng cào cào cho mỗi người một cái.

Vì mẹ Pao làm dâu mà không giống con dâu, bao nhiêu năm họ Ly coi mẹ con Pao như con gái trong họ rồi, thế nên bây giờ bàn chuyện kiếm vợ mới cho bố Pao các ông chú mới không dám nói thẳng ra, cứ vòng quanh xa gần mãi, mặc dù bản này đàn ông lấy vợ hai nhiều lắm, vợ cả không đẻ được con trai là lấy thêm vợ hai thôi, rồi muốn ở chung cũng được mà thích tách ra ở riêng thì ở, không ai ngăn. Dâu nào cũng là dâu, cháu nào cũng là cháu, cứ mang họ nhà chồng là được đối xử như nhau hết.

Đêm nào cũng thế, mẹ dựa lưng vào vách, ôm Pao trong lòng, không cố tình nghe nhưng câu chuyện của đàn ông bên ngoài cứ vẳng vào buồng. Các ông chú nói:

- Mày là cái nóc của họ Ly, bây giờ chân cột cha mục mà cái nóc muốn mục trước, thế có được không? Con vợ mày ốm, nó không đẻ được nữa, thì thôi, ép cũng không ra. Vậy thì mày phải nghĩ xa xa qua cái ngưỡng cửa một tý có ai trách mày không?

Bố nói:

- Không nói nhiều nữa, không nói nữa. Nhé! Các ông chú à, cháu đứng chỗ thấp, chỗ cao cũng như nhau cả thôi, không xếp lại nữa. Việc làng việc họ cần đến đâu, cháu làm được thì làm, không làm ngay được thì để sau này anh em thằng Sình thằng Sính làm. Cây nhà mình đang héo, lòng dạ nào đi tìm cây khác...

Mẹ thở dài, tóc mẹ xõa xuống mặt Pao.
*
Buồng riêng của Pao có một lỗ cửa nhìn ra đầu hồi bên phải, phía mặt trời lặn, cứ mở miếng gỗ che lỗ cửa ấy ra thì căn buồng này là chỗ tối muộn nhất trong nhà. Mặt trời lặn đến đâu thì cái ô nắng vuông vuông lại nhích dần lên tường đến đấy, nhưng ô nắng chỉ lên đến chỗ Pao treo cái túi thêu là dừng lại rồi tắt dần. Mùa đông, sợ gió vào, Pao cắt một mảnh áo mưa trắng, lấy que gài vào lỗ cửa để không bị tối. Có mỗi cái lỗ cửa ấy thôi, để lúc nào không có việc là Pao lại ngồi trong giường nhìn ra. Nhìn ra mà người ở ngoài không biết. Vẫn là con đường trâu kéo gỗ về đào thành rãnh sâu ấy, vẫn cái gốc cây người đi chợ về hay buộc ngựa ấy nhắm mắt vào cũng thấy rõ từng cái mấu xù xì của nó... Quen mắt thế cứ tưởng nhìn mãi cũng chán, nhưng mỗi ngày lại nhìn thấy những cái mới. Chiều hôm trước, Pao cũng ngồi thế này, nhìn qua lỗ cửa thấy trong những người đi chợ về có một người đội một cái chảo lớn trên đầu cắm cúi leo dốc. Sắp tết tháng bảy rồi, mua chảo về đồ bánh đây mà. Cái chảo to che kín người ấy từ vai trở lên, chỉ nhìn thấy tấm lưng vuông như cái bàn uống nước nhà mình, thấy đôi chân bám chắc như con tắc kè trên tường, Pao nhìn theo, nhìn mãi cái bao dao người ấy đeo bên hông. Cái bao dao chạm bạc hình hoa cúc. Hoa cúc đỏ dày cánh, mọc đầy dưới những gốc sa mộc già, Pao đánh về trồng trong vườn bao nhiêu lần không có lần nào cây sống được. Chạm được bông hoa ấy trên bao dao gỗ phải là người khéo tay lắm, Pao vẫn nghĩ ở Pụ Dín chỉ có bố Pao làm được.

Ở Pụ Dín, con gái tầm tuổi Pao lấy chồng gần hết rồi, Pao cũng có nhiều người hỏi nhưng chưa nhận lời ai. Bố nóng ruột, nhìn Pao mỗi mùa ngô lại cao hơn cái vạch bố khắc trên khung cửa một đoạn, chỉ vòng bạc đeo ở cổ tay phải tháo ra từ lâu rồi, thế mà Pao cứ lùi lũi đi làm, đi chợ, về chợ một mình, chập tối đã đóng cửa, thả chó ra. Cũng từ khi Pao cao vượt cái vạch trên khung cửa, hai bố con ít nói chuyện với nhau. Bao nhiêu chuyện Pao cần hỏi lại không hỏi được bố, bao nhiêu chuyện bố muốn bàn với Pao lại không bàn được, vậy là quanh ra quanh vào chỉ có con gà, con lợn, nương ngô, nương lúa làm chuyện nối hai bố con.

Pao chín tuổi thì mẹ mất. Vừa qua mùa gặt, ngô lúa thu về chất đầy nhà đầy sân. Ngày nắng các em con nhà chú kéo sang phơi hộ, dọn hộ. Nhà ít người mà thu về nhiều thế, bố Pao đã tính đến tết tha hồ bán đi mua sắm. Nhưng chưa kịp ăn bữa cơm gạo mới nào thì mẹ đột ngột ốm nặng. Một ngày, hai ngày, người cứ lả dần đi, cánh tay không nhấc nổi nữa. Rồi mẹ đi hẳn trong một buổi chiều. Bố đi cắt thuốc dưới Pụ Cháng chưa về, Pao vừa đuổi gà không cho vào bới thóc vừa chạy vào quanh quẩn bên mẹ. Lúc mẹ dặn Pao, Pao cũng chẳng chú ý nghe, câu được câu mất. Chỉ nhớ láng máng mẹ bảo nếu có người lạ đến ở nhà mình, thì Pao phải nghe lời bố hơn, nghe cả lời người ấy nữa. Một lúc sau thì bố Pao đi người không, xô cổng chạy vào. Thầy lang ở Pụ Cháng bảo tự mẹ Pao muốn ốm thế, mà người ốm đã muốn ốm thêm thì không thuốc nào chữa được. Nhưng bố Pao biết được thế thì đã muộn quá rồi.

Hôm ấy, mặt trời bám mãi trên dãy Hoàng Liên không chịu lặn. Nắng chiều vàng hơn cả ngô lúa đang tãi đầy ngoài sân, nắng lọt qua khe cửa chiếu lên mặt mẹ. Nhìn mẹ ngủ, hai mắt nhắm nghiền, vành khăn tuột ra khỏi đầu Pao không biết rằng mẹ không bao giờ thức dậy nữa. Trên núi, đột nhiên có tiếng gà rừng gáy tiếng gáy chậm, quấn vào nhau.

Sau ngày mẹ mất, các ông chú thôi không đến tận nhà nói chuyện con trai với bố Pao nữa. Ai cũng biết mẹ Pao không tự dưng ốm nặng thế. Mẹ đã đợi đến lúc Pao bắt đầu biết lo việc nhà, đợi đến mùa các ông mối bà mối hay đến đánh tiếng, đợi đến khi ngô lúa đầy nhà, lợn gà đầy chuồng mới ốm. Nhưng mẹ không đợi đến lúc bố hết thương mẹ, đến lúc Pao thành con gái lớn nhiều người để ý, rồi mẹ hẵng đi. Hai bố con Pao thay nhau khóc trước bàn thờ mẹ...

Pao lớn lên, ít bạn bè. Sáng sớm đi làm với bố, tối về nhà đóng cửa sớm. Bọn con trai con gái rủ nhau ra bãi cỏ chơi trăng đông lắm, đi qua nhà í ới gọi Pao, Pao mặc kệ. Pao sợ ánh mắt bọn con trai cứ dán vào lưng vào gáy Pao mỗi lúc Pao ngang qua chúng nó, Pao không thích bọn con gái bị con trai chòng ghẹo còn quay lại buông lời đưa đón, Pao muốn tìm một người như bố mình, vợ không đẻ con trai cũng không bỏ đi lấy người khác. Người ấy còn phải ở rể nhà Pao nữa, bố Pao già quá rồi, Pao không nỡ bỏ đi lấy chồng. Người như thế thì tìm đâu ra. Bố bảo Pao đang nghĩ dại. ở với bố mãi, đến lúc bố theo mẹ đi nốt thì thành gái già rồi. Gái già giống cây mía tím ra hoa, cho cũng không ai thèm lấy. Lại còn đòi người ở rể. Thằng đàn ông đến nhà vợ ở rể giống con chó cụt đuôi ra đường không dám nhìn ai.

Pao cứ ngồi bó gối trong buồng nhìn qua ô cửa. Chếch sang bên trái là bãi cỏ mà bọn thanh niên đang hát hò chòng ghẹo nhau. Trăng đầu tháng lên sớm, bọn con trai đi chơi vẫn phải giắt đèn pin vào cạp quần. Ngoài ấy chỉ toàn những đứa chưa yêu ai, chưa nhắm ai làm vợ làm chồng chứ yêu rồi lại không ra đấy. Bọn thanh niên nô nhau đến lúc trăng lặn là kéo nhau về, ngang qua nhà Pao còn ném đá vào trêu chó. ánh đèn pin như đom đóm bò về các ngả, các đèn tắt hết là cả bản bắt đầu ngủ.

Cả Pụ Dín lẫn hết vào rừng cây, núi cao, tối đen. Bấy giờ mới thấy cái vầng sáng dưới Pụ Cháng hắt lên trời rõ lắm. Bốn phía trời tối đen như nhau nên một mình Pụ Cháng đã sáng càng sáng hơn. Không nghe thấy tiếng người, chỉ thỉnh thoảng có tiếng còi, tiếng xe ô-tô dừng rồi đi. Không biết cứ sáng suốt đêm thế thì người ta ngủ vào lúc nào nhỉ. ở Pụ Dín, chỉ mùa đông các nhà mới để bếp lửa qua đêm, chỉ khi nào nhà có người chết mới để đèn. Vậy mà Pụ Cháng thì sáng suốt đêm, nửa đêm cái vầng sáng thu hẹp một tý rồi về sáng lại mở rộng ra. Sáng như thế chắc người ta cũng quên cả lúc mặt trời mọc. Từ ngày hai bản tránh mặt nhau Pao cũng như mọi người ở Pụ Dín, không xuống Pụ Cháng lần nào. Không biết điện sáng như thế thì Pụ Cháng có gì khác ngày xưa, hồi Pao còn được bố cho đi theo tìm mua ngựa ấy không? Bọn thanh niên Pụ Dín nghe lời người già, bảo không cãi nhau nữa thì không cãi nhau nữa, bảo đừng đánh nhau cũng không đánh nhau, không ưa thì tránh mặt đi thôi. Vậy mà vẫn có đứa biết chuyện Pụ Cháng có nhiều người giàu lên, rồi thì thầm kể cho bạn bè nghe. Còn bảo Pụ Cháng nhiều thứ lạ lắm, chưa nhìn thấy bao giờ Pao cũng muốn xuống xem Pụ Cháng một lần. Hình như bố biết, bố bảo: "Bọn trẻ Pụ Cháng bây giờ thành cây không có gốc hết rồi. Ban đêm thức chơi đến khuya, ban ngày thì ngủ, ruộng nương bỏ không, lại còn theo nhau về huyện, về tỉnh, bảo là đi buôn dễ kiếm tiền hơn. Vài năm nữa, người già chết hết là bùa dán cửa cũng bị chúng nó xé đi thôi".

Pao không dám nói gì. Không biết bố nghe ai kể mà biết rõ thế. Bố còn bảo mười đứa con gái Pụ Cháng bây giờ thì bảy, tám đứa bỏ khăn vấn rồi, lại không mặc váy nữa mà quay sang mặc quần như đàn ông. Ôi trời, thế còn gọi là con gái làm sao được nữa!

Một buổi chiều, Pụ Dín có hai người khách lạ. Khách là đàn ông, tìm vào nhà trưởng bản, bảo muốn lên Pụ Dín để hỏi mua chó. Trưởng bản nói:

- Pụ Dín không có chó để bán. Hỏi mua chó ở Pụ Dín cũng giống như hỏi mua người đấy. Mà người thì có mua bán được không?



Người khách trẻ giải thích:

- Ở làng cháu bây giờ trộm cắp nhiều quá, ban ngày cũng mất trộm gà, lợn; người lớn thì bận đi làm chỉ có trẻ con ở nhà không trông được. Nghe nói chó khoang, chó vàng... ở Pụ Dín khôn lắm mới định lên nhờ mọi người giúp cho một ít.

Già bản nghe nói thế xuôi xuôi trong bụng mới gọi mấy trưởng họ đến, bảo mỗi họ giúp khách một con, rồi còn nói với khách:

- Cứ mang về đi, cần nữa thì lại lên, giúp nhau thì Pụ Dín không tiếc đâu. Nhớ cho chúng nó ăn uống như mình nhé. Không tốt với nó là nó bỏ mình đấy.

Khách mừng quá, vừa cảm ơn vừa mang tiền ra biếu lại mỗi nhà một ít. Khách cứ dúi vào tay, chối cũng không được. Khách mang chó đi rồi, mọi người giở tiền ra đếm mới thấy nhiều quá. Trời ạ, có một con chó mà lấy lại bao nhiêu tiền, có khi bán hai, ba quẩy tấu ngô cũng không được bằng ấy. Ngại quá.

Khách quay lại nhiều lần nữa. Mỗi lần quay lại còn mang theo bao nhiêu quà cho tất cả các nhà, người già được thuốc lào, trẻ con được kẹo. Khách thành người quen với Pụ Dín lúc nào không biết. Bây giờ, không cần nhắc, mọi người tự khắc thay nhau dắt chó đến cho. Dắt chó đến, nhận tiền biếu lại, quen dần không ai thấy ngại nữa. Khách vẫn nói với người nào còn ngại cầm tiền:

- Không phải mua bán đâu, anh em bạn bè lúc nào cần tiền thì giúp nhau thôi. Ngày tết, nhà nào cũng có bánh mà vẫn mang cho nhau, có ai từ chối đâu. Cầm một ít tiền cho chúng cháu đỡ ngại. Nhé!

Khách nói thật bụng thế ai mà từ chối được. Pụ Dín nuôi nhiều chó lắm, cho đi một ít cũng không thấm vào đâu. Mà bao nhiêu lần khách mang chó đi theo không thấy con nào bỏ nhà mới trốn về, chắc ở bản của khách mọi người cũng đối xử tốt với chúng nó. Thế thì yên tâm rồi.

Nhà Pao mới nhận về ba con chó khoang ông Dín mang sang cho. Lúc đưa cái quẩy tấu đựng mấy con chó cho Pao, ông Dín hỏi khẽ:

- Pao à, mày với thằng Khiêm còn chơi với nhau không đấy? Bảo nó mang chó sang đây hộ mà nó không nghe...

 - Ôi bác này, sao lại hỏi thế?



Pao quay mặt đi, xấu hổ quá. Lâu lâu rồi Pao không gặp Khiêm, quên mặt Khiêm rồi.

Khiêm là con trai lớn nhà bác Dín. Khiêm hiền lắm, cả bọn dám chặn đường ghẹo Pao thì lúc nào Khiêm cũng đứng phía sau, chỉ nhìn thôi, mặt đã đỏ như say rượu. Thế mà Khiêm càng đứng sau thì Pao càng hay đưa mắt qua vai đứa khác để nhìn. Lúc đầu Pao chỉ định trêu cho Khiêm sợ thôi, nhưng hai ba lần trêu như thế rồi tự dưng Pao cứ bị ánh mắt Khiêm đi theo, cả trong lúc ngủ cũng không trốn được. Mới chỉ có thế thôi. Pao cũng không muốn nghĩ đến Khiêm nhiều hơn, Khiêm là con trai một, cả họ lại trông vào, Pao sợ mình đi vào lối đi của mẹ. Nghĩ đến Khiêm không được như bố mình còn sợ hơn nữa. Chỉ có cái bao dao chạm hình bông cúc đỏ cứ lách cách bên hông Khiêm là làm Pao không dứt hẳn ra được.

Nhà Pao không có nhiều chó nên chưa bao giờ mang chó cho khách cả. Vậy mà lần nào khách lên Pụ Dín cũng đến thăm bố Pao, cho quà. Bố Pao ngại lắm, mang tam thất ra cho lại, khách không nhận:

- Chúng cháu mang ơn cả Pụ Dín này, bác cho chúng cháu được như người cùng bản, đừng làm khách với nhau. Quà có một ít thôi, tấm lòng mới quý.

Lần này ông Dín mang chó con tới cho rồi, con nào cũng đẹp, nuôi tới mùa thu ngô cũng kịp lớn. Ăn cơm tối xong, bố nói với Pao:

- Con gái à, bố định mang con Mốc cho khách...

Pao giật mình:

- Không. Không được đâu bố! Con Mốc ở nhà mình bao nhiêu năm rồi, thân với con như chị em, cho cái gì thì cho chứ con Mốc thì không được đâu.

Nghe bố nói nhé. Khách nó tốt với mình bao lâu nay, mình từ chối nhận quà không được, mình cho quà nó không nhận. ở bản nó, chỉ cần chó canh nhà thôi. Mình cho nó mang con Mốc đi cũng là làm một việc giúp người khó khăn, là việc tốt mà. Bao giờ đàn chó Pụ Dín đẻ nhiều con ở bản nó, nó khắc mang chó về trả mình. Coi như mượn lâu lâu thôi. Nó bảo bố thế mà.

Pao im lặng, không nói gì với bố nữa. Nhưng từ hôm ấy đêm nào Pao cũng cho con Mốc vào buồng với mình từ sớm. Bố cũng không nhắc đến chuyện ấy thêm lần nào. Bố vẫn chiều Pao mà.

Mùa đông đến rồi. Năm nay làm mùa xong sớm Pao kịp đi lấy củi về chất đầy quanh nhà. Bằng ấy củi tha hồ đun, đến tết luộc bánh cũng không lo củi nữa.

Năm nay bố yếu đi nhiều, đến bữa chỉ ăn cố được hai lưng cơm, có hôm chỉ uống vài chén rượu, gắp mấy gắp rau là đứng lên. Pao vừa lo vừa buồn, đêm nào cũng mất ngủ vì tiếng ho cứ nén lại trong ngực bố bên kia vách vọng sang. Gần đây, Pao ép bố vào buồng mà ngủ, không ngủ ngoài nhà nữa. Pao biết bố không muốn ngủ trong buồng vì cứ vào buồng là nhớ đến mẹ, khó ngủ. Nhưng ở ngoài gió quá...

Trời mùa đông tối nhanh, ăn cơm xong đã như nửa đêm rồi. Sương mù vây quanh, chui cả vào trong nhà, ngấm qua bờ tường đất, bong cả mấy tờ báo Pao dán tường ra. Cả bản, nhà nào cũng đóng kín cửa từ sớm, sương mù lại dày, thế nên từ nhà này không sao nhìn thấy nhà kia, nếu không nghe tiếng trẻ con khóc quấy mẹ có khi lại tưởng có mỗi nhà mình bị dìm trong sương mù. Trời càng mù mịt thì cái quầng sáng dưới Pụ Cháng trông càng lạ mắt. Pao cứ nghĩ Pụ Cháng giống như các quẩy tấu đựng hết sao trên trời vào đấy. Dưới Pụ Cháng mùa đông này chắc cũng ít rét đi nhiều, con gái Pụ Cháng thế nào má cũng hồng như quả lê chín...

Bố bị ngã. Chân run rồi, bước vào cái bàn đạp ngựa cũng trượt, vậy là ngã thôi. Chỗ nào cũng đau, đau lưng, đau bả vai, đau khuỷu tay, Pao lo quá khóc suốt cả đêm. Hai hôm sau thì người khách trẻ đến, một mình, bảo nghe nói bố Pao ngã, mang cho mấy thứ thuốc chỗ nào bó được thì bó, không bó được thì bôi. Khách còn ở lại nhà Pao, đêm thức đấm lưng cho bố. Khách ở hai, ba ngày, ở một tuần liền. Bữa cơm nào Pao cũng mổ gà, kiếm thêm chai rượu cho bố đổ vào bình rượu tắc kè, nhà có thêm một người thấy đông hẳn lên. Thuốc của khách tốt quá, bố đi lại được rồi, cố giữ khách ở lại chơi thêm vài hôm. Khách thấy bố nhiệt tình quá cũng không từ chối được. Thấy Pao cầm dao lên rừng khách cũng đi theo, bảo vác chuối hộ. Hai bắp chân Pao, váy ướt quấn vào, cứ bỏng rát lên, đi trước Pao chỉ muốn chạy, suýt ngã mấy lần. Pao không biết tại sao mình cứ run bắn lên, không làm được việc gì từ đầu đến cuối khi có ánh mắt ấy nhìn theo mình.

Rồi khách cũng chào bố, xin phép đi. Pao dắt con Mốc ra, đưa cái dây xích bằng bạc cho khách. Cả đêm trước Pao không ngủ, ngồi xoa đầu con Mốc rì rầm tới sáng. Pao bảo nó, mày phải đi trả ơn cho tao với bố thôi, khổ hay sướng thì cũng phải nghe lời người ta.

Khách cảm động quá, không nói được câu gì, dùng dằng mãi không muốn đi. Con Mốc mọi lần nghe lời Pao là thế, lần này cứ giằng xích ra đòi ở lại. Con Mốc không ưa khách ngay từ lần đầu tiên đến nhà, khách muốn xoa đầu nó cũng không được. Pao mắng con Mốc, mắng nó mà nước mắt cứ chảy ra, con Mốc cũng khóc. Lúc khách kéo con Mốc đi, Pao chạy vào buồng để không phải nhìn theo, nhưng một lúc lại ghé mắt qua lỗ cửa. Ngoài kia con Mốc vừa đi vừa tru lên từng đợt, nó khóc vì phải xa Pao.



Khách đi rồi mà bố còn nhắc mãi, còn kể lại cho Pao biết người ấy mồ côi sớm, ở với ông chú. Chú thì tốt nhưng thím ác lắm, lúc người ấy còn bé suốt ngày bị đánh tím cả mông. Người tốt mà cũng chịu khổ thế, ông trời không công bằng, tự dưng Pao thấy thương thương. Nhớ cái chạm tay lúc đưa dây xích con Mốc cho người ấy mà nóng bừng cả mặt.

Pao quyết định trốn bố xuống Pụ Cháng theo mấy đứa bạn. Thì phải trốn chứ nói thật ra làm sao bố cho đi. Pao chỉ muốn xem Pụ Cháng ban đêm có cái gì mà ở Pụ Dín nhìn thấy sáng thế. Mấy đứa bạn nghe ai kể mà cứ nói chắc chắn rằng dưới Pụ Cháng bán nhiều thứ lắm, ở chợ huyện cũng không có, lại rẻ nữa, mang một quẩy tấu lúa nếp đi bán là mua được bao nhiêu thứ rồi. Thế thì cứ đi thử một lần cho biết, chúng nó cũng tò mò như Pao vậy. Sợ gì, biết nhưng không bắt chước người ta là được.

Pao gói bộ váy áo đẹp vào khăn, để dưới đáy quẩy tấu, đổ lúa nếp lên trên. Sáng sớm, chưa nhìn rõ đường mấy đứa bạn đã ném đất gọi cửa. Pao nói với bố là Pao đi đám cưới ở Pụ Lấu.

Pụ Cháng đông người quá. Bây giờ nhà ai cũng kéo ra gần đường để mở quán bán hàng. Pao bán được lúa nếp ngay, cầm xấp tiền đi sắm đồ. Gương, lược, chỉ mầu, chục bát ăn cơm, cả một cái xoong bé để dành nấu cháo cho bố, mua cho bố cái mũ nồi, một bọc thuốc lào, cái bật lửa... Cứ mua rồi về nhà khắc có cách nói dối bố. Mua hết tiền được gần đầy một cái quẩy tấu, đến trước hàng đèn pin còn mua nốt bằng mấy tờ tiền lẻ được hai cái liền.

Trời tối lúc nào Pao không biết, lúc đứa bạn kéo áo chỉ cho Pao xem cái bóng điện chói cả mắt người ta treo trên cao, Pao mới biết là mặt trời lặn lâu rồi. Pao cứ dán mắt vào mấy cái bóng điện, chân bước theo đứa bạn đi từ đầu chợ đến cuối chợ, thấy chỗ nào cũng sáng như ban ngày, người làm cứ làm, người chơi cứ chơi, người ăn cứ ăn. Không biết như thế thì người ta ngủ vào lúc nào.

Bọn Pao đi ngang qua một cái quán, trong quán đông người lắm, sợ người ta trêu, Pao xốc quẩy tấu đi cho nhanh. Chợt Pao giật mình đứng lại vì nghe tiếng nói quen quá ở ngay chỗ bể nước đang xối ào ào:

- Đêm nay thế nào cũng có xe qua, làm sẵn một con bây giờ nhỉ. Con to nhất nhé. Con này xịn nhất từ trước tới giờ đấy.

Cái gì thế? Người khách. Đúng là người khách trẻ vừa mới ở nhà Pao về hai, ba hôm nay. Người ấy đang cùng mấy người nữa đè ngửa một con chó ra tìm cách buộc chân. Con chó khỏe quá, giãy mạnh như con bò cày. Pao nhìn thấy sợi xích bạc lủng lẳng: "Mốc! Mốc ơi!" Pao chạy bổ đến chỗ đám người kia, tụt dây đeo, quăng mạnh cái quẩy tấu dựng bao nhiêu thứ vào người khách trẻ đang há miệng ra nhìn. Con Mốc vùng ra, lao qua rãnh nước.
Mặt trời lên cao Pao mới tỉnh, đêm qua Pao đã ngủ gục dưới một gốc sa mộc già, dưới chân Pao, hoa cúc đỏ bị đè suốt đêm đang vươn dậy. Một chiếc giày của Pao đã rơi đâu mất, Pao ném nốt chiếc kia xuống vực.

Dãy Hoàng Liên trước mặt, nhìn thì gần mà đi thì xa, còn Pụ Cháng muốn trốn cho nhanh lại cứ ở sau lưng mãi. Trong đầu Pao thấp thoáng cái ô cửa bằng hai bàn tay trong buồng mình.

                                                                                                                 Đỗ Bích Thúy