Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016



Người Do Thái dạy con kiếm tiền như thế nào?

Là một dân tộc giàu có nhất thế giới, người Do Thái có phương pháp dạy con kiếm tiền khiến mọi người phải ngạc nhiên và khâm phục!
 
“Tiền của thế giới này nằm trong túi người Mỹ, và tiền của người Mỹ lại nằm trong túi áo người Do Thái”… Những lời này, chỉ sau khi gặp Matthew tôi mới thật sự hiểu được.

Trong cuộc sống hỗn độn, chúng ta ít khi dạy con cái những chuyện liên quan đến kiếm tiền, nhưng đồng thời chúng ta lại rất mong con cái sau này có thể thành đạt. Với tư cách dân tộc giàu có nhất thế giới, người Do Thái tin rằng, muốn con cái trở nên giàu có, cần phải sớm dạy cho chúng phương pháp kiếm tiền.
Bạn có thể mua cho con cái đồ chơi, tại sao lại không dạy chúng cách kiếm sống? Đó cũng là tạo ra niềm vui cho chúng! – Đây là logic của người Do Thái.
Cách làm của Matthew khiến tôi không thể ngờ tới, nhưng lại không thể không bội phục ông ấy.
Chính mình sáng tạo cơ hội kiếm tiền tiêu vặt!
Ở nước Mỹ, tiền tiêu vặt của con cái không phải là tiền cho không. Thay vào đó, các khoản chi này đều được quy ước rõ ràng: con làm được bao nhiêu việc, thì sẽ cho con bấy nhiêu tiền!
 
Làm việc nhà để có tiền tiêu vặt (Ảnh: kidspot.com.au)
Nhưng Matthew cho rằng, như vậy cũng quá bị động, phương pháp của gia đình ông là: Bảo con trẻ vào trong sân chơi, xem có thể tự mình làm việc gì hay không. Sau đó chúng trở về cho cha mẹ biết rằng chúng có thể làm gì, và có thể nhận được bao nhiêu tiền khi làm việc này.
Quá trình này nguyên là một cuộc đàm phán: Bọn nhỏ đi khắp nơi tìm nhu cầu, sau đó mới đến đàm phán với cha mẹ chúng rằng chúng muốn được bao nhiêu tiền công. Như vậy, chúng sẽ học được cách “đề xuất” và “mặc cả”. Hơn nữa, bọn nhỏ sẽ không nhận được món tiều tiêu vặt cố định, trừ khi bọn chúng tìm ra cơ hội kiếm tiền. Ở nước Mỹ, không dễ tìm ôsin, bởi mọi việc nội trợ trong gia đình cơ bản đều là bọn nhỏ tranh làm.
Từ nhỏ đã bồi dưỡng thói quen quản lý tài sản cho con cái
 
Quản lý tài sản (Ảnh: WerbeFabrik, Pixabay)
Con cái của chúng tôi có tất cả hai ống tiết kiệm. Với số tiền tụi nhỏ kiếm được, một nửa cho vào tài khoản chung của gia đình, một nửa cho vào tài khoản mua đồ chơi. Khoản tiền trong tài khoản mua đồ chơi, bọn nhỏ có thể tùy ý chi tiêu. Nhưng khoản tiền cho gia đình, cứ sau mỗi nửa năm lại gửi ngân hàng một lần. Tài khoản ở ngân hàng, mỗi năm sẽ giao cho người quản lý tiền cho chúng (Hai đứa con của chúng tôi, đứa 7 tuổi, đứa 9 tuổi, mỗi đứa con đều có một người quản lý riêng).
Tại sao chỉ có người lớn kể chuyện cho con cái nghe?
  Hãy để con cái có năng lực suy nghĩ độc lập (Ảnh: PublicDomainPictures, Pixabay)
Mỗi buổi tối chúng tôi kể chuyện xưa cho con cái nghe, phần lớn đều là tôi kể, tôi cũng rất quý trọng khoảng thời gian này, nhưng đôi khi làm việc cả ngày đã rất mệt, tôi sẽ phàn nàn với Matthew.
Ông liền nói: “Tại sao bạn không cùng ngồi với bọn nhỏ, rồi giao cho chúng bốn thứ – một chiếc áo sơ mi, một chiếc cà vạt, một búp bê và một chiếc máy tính xách tay, rồi bảo chúng kể chuyện cho bạn nghe?”
Sau khi làm vậy, một tuần lễ có bốn ngày là tôi kể chuyện cho bọn trẻ, ba ngày còn lại bọn nhỏ kể chuyện cho chúng tôi.
Như vậy, có thể bồi dưỡng sức sáng tạo, năng lực suy nghĩ độc lập của bọn nhỏ, tương lai chúng sẽ không ngại diễn thuyết trước mặt nhiều người. Rất nhiều trẻ em đã lên cấp 3 mà vẫn không qua được cái cửa diễn thuyết kia. Thật ra, vì chúng được luyện tập quá ít. Nếu mong con cái trở nên nổi bật trong tương lai thì những tố chất này là vô cùng quan trọng.
Trẻ con cũng có thể học quản lý!
 
Cần để trẻ con hiểu thế nào là sự chuyên nghiệp (Ảnh: IgorSaveliev, Pixabay)
Matthew thường xuyên kể những việc trên công ty, loại người nào không xứng với chức danh công nhân, loại người nào là công nhân chuyên nghiệp.
Lúc ăn cơm bên ngoài, gặp việc phục vụ không tốt, ông sẽ phân tích cho trẻ, cái gì gọi là dịch vụ tồi. Hiển nhiên, những điều này không cần phải có trình độ quản lý kinh doanh mới có thể học được.
Thật ra, chúng ta mỗi ngày đều gặp được nhiều chuyện như vậy nhưng lại không tận dụng cơ hội để dạy con cái những điều này. Hiển nhiên bạn không cần phải chờ con cái lớn rồi mới dùng tiền giúp nó học bù đúng không?
Trách nhiệm của bậc cha mẹ rốt cuộc là gì?
  Hãy cho con nền móng và công cụ, chứ đừng mua cho con cả ngôi nhà (Ảnh: Bbrest.com)
Khi nghe nói các bậc cha mẹ ở châu Á thường mua nhà cho con cưới vợ, Matthew và người nhà của ông vô cùng ngạc nhiên.
Gần đây còn nghe nói, các biệt thự ở New York bảy phần người mua là đến từ Trung Quốc, trong đó phần lớn là mua cho con làm nơi đọc sách. Gia đình Matthew đều cảm thấy các bậc cha mẹ Trung Quốc làm như vậy là không có trách nhiệm đối với con cái.
Dạy cách kiếm tiền là trách nhiệm của bậc cha mẹ, chứ không phải là kiếm tiền cho con.
Lúc Matthew đến New York để học, mẹ của ông có một dãy nhà trọ ở trung tâm chợ New York, lúc ấy ông hỏi mẹ, có thể cho ông vào đó ở không. Mẹ ông nói, con có thể ở, nhưng tiền thuê nhà thì một đồng cũng không thể thiếu. Sau việc đó, vì suy nghĩ của bản thân mình mà ông tự thấy hổ thẹn.
Con chúng tôi, hiện nay một đứa 12 tuổi, một đứa 14 tuổi, không có thói quen ngửa tay xin tiền. Ngoại trừ làm việc bếp núc kiếm được tiền, chúng đều có con đường phát tài riêng của mình.


DẠY CON TRẺ.

4 phương pháp dạy con trở thành một nam tử hán

  
Mỗi một cậu bé, nếu như hội tụ 4 nguyên tắc dưới đây, thì con bạn nhất định sẽ là một cậu bé tuyệt vời.
Nguyên tắc 1: Bạn hãy để cho con bạn biết, chúng xuất sắc thế nào

Con trai vào độ tuổi từ 4 đến 5 tuổi, chúng đã có ý thức nhận biết về giới tính, và biết được bản thân mình là một tiểu “nam tử hán”. Lúc này, cha mẹ nên có ý thức bồi dưỡng tác phong cho những “nam tử hán” này.

Khi con bạn ngã, hãy nói với con: Không sao, con hãy tự đứng dậy đi.

Khi con bạn sợ hãi, hãy nói với con: Con có thể làm được tốt hơn thế.

Khi con bạn phạm phải sai lầm, hãy nói với con: Nam nhi đại trượng phu dám làm thì dám chịu.

Khi con không nghe lời, hãy nói với con: Không để cha mẹ phải phiền lòng, đó mới là một trang nam tử thực thụ.

Để cho con bạn từ bé đã hội tụ ý thức của một trang nam tử, thì trách nhiệm của cha mẹ là rất lớn. Có vô vàn những bằng chứng thực tế đã chứng minh rằng, sự quan tâm, chăm sóc và lo lắng thái quá của người mẹ, đã làm mất đi khí phách nam tử của con mình. Nhưng người cha càng nghiêm khắc, thì lại càng thể hiện ra sự buông lỏng có giới hạn, nó sẽ khiến cho con bạn trở nên kiên cường và dũng cảm. Nó sẽ khiến con bạn càng nhanh chóng trở thành một trang nam tử ưu tú.

Nguyên tắc 2: Nhất thiết không được quá cứng nhắc với con cái, mà nên làm bạn với chúng.

Con trai sợ nhất điều gì?

Rất hiển nhiên, chúng sợ nhất là không có ai hiểu, không có ai ủng hộ, và không có tự do.

Con trai không sợ nhất điều gì?

Nhà nào có con trai thì có thể đều biết, con trai không sợ nhất là uy hiếp bằng vũ lực, “càng đánh, chúng sẽ càng cứng đầu.”

Do đó, những nhà nào có con trai xin hãy nhớ câu châm ngôn này: Nếu như ngay bây giờ mà bạn không làm bạn với con bạn, thì đến khi chúng trưởng thành, chúng sẽ coi bạn như “kẻ địch”.

Muốn làm bạn với chính con trai mình thực ra rất đơn giản:

Hãy cho con bạn có nhiều quyền được lựa chọn hơn.

Hãy chia sẻ những vui buồn, thăng trầm trong cuộc sống với con bạn.

Hãy tôn trọng con bạn, đồng thời vứt bỏ quan niệm “không đánh không nên người” trước đây.

Hãy luôn luôn để cho con bạn cảm nhận được tình yêu thương của bạn, hãy ước thúc một cách mềm mỏng chứ không nên khống chế quá cứng nhắc.

Nguyên tắc 3: Không nên để cho con bạn quá “giàu có”

Chúng tôi nói đến sự “giàu có” bao gồm 2 khái niệm, một là cha mẹ quá cưng chiều con cái, hai là để chúng quá đầy đủ về tiền bạc.

Có những cha mẹ rất cưng chiều còn cái, việc gì cũng làm theo ý con cái.

Có những cha mẹ rất giàu có, họ thường xuyên cho con rất nhiều tiền tiêu vặt.

Có những cha mẹ rất có năng lực, những việc lớn nhỏ của con, họ đều làm hết.

Vậy hệ quả của những việc này là gì?

Nếu như, cha mẹ quá cưng chiều, sẽ khiến cho trẻ trở nên ích kỷ và không có trách nhiệm. Nếu như con bạn có quá nhiều tiền, thì chúng sẽ chỉ nghĩ đến tiêu tiền và hưởng thụ, từ đó quên mất rằng bản thân chúng còn cần phải học tập. Nếu như việc gì cha mẹ cũng làm giúp thì trẻ em sẽ mất đi năng lực làm việc, khả năng đối diện với những khó khăn và thất bại trong cuộc sống…

Chính vì lý do đó, những cha mẹ thông minh sẽ không để cho con mình quá “giàu có”. Họ sẽ cất giữ một phần sự yêu thương của họ lại, để tìm kiếm và tạo ra những cơ hội, để con họ được trải nghiệm sự nghèo khó.

Nguyên tắc 4: Nhân cách của trẻ cần phải được bồi dưỡng từ nhỏ.

Trong cuộc sống, các bậc phụ huynh đôi khi không biết phải làm sao với con mình.

Khi bạn dạy chúng phải dũng cảm, thì chúng lại khúm núm.

Khi bạn dạy chúng phải kiên cường, thì chúng lại hết lần này đến lần khác từ bỏ.

Khi bạn dạy chúng phải quyết đoán, thì chúng lại lề mề, do dự.

Mỗi khi gặp phải tình huống như này, thì các bậc phụ huynh lại tự an ủi mình: Đợi đến khi chúng lớn lên, tự khắc chúng sẽ hiểu…” Tuy nhiên thông thường sự thực và kỳ vọng của các bậc cha mẹ lại hoàn toàn tương phản.

Nếu như bạn kỳ vọng vào một đứa trẻ yếu đuối và dễ dàng từ bỏ, đợi đến khi chúng tròn 18 tuổi. Đột nhiên chúng trở nên mạnh mẽ và quyết đoán. Như vậy có thực tế không?

Nếu như bạn kỳ vọng vào một đứa trẻ sợ hãi rụt rè, đến khi 20 tuổi. Đột nhiên chúng có khả năng ngoại giao xuất sắc. Điều đó liệu có thực tế không?

Nếu như bạn hy vọng vào một đứa trẻ tiêu tiền không biết nghĩ, đến khi 25 tuổi. Chúng bỗng trở thành một người biết quản lý tài sản như một nhân viên ngân hàng. Đó có thể chỉ là một giấc mơ đẹp của cá nhân bạn mà thôi.

Bất kể một người con nào, cũng không thể sống trong những ảo tưởng của cha mẹ chúng. Sự giáo dục con trẻ cần phải bắt đầu ngay từ khi chúng còn bé. Chúng ta nên giúp đỡ chúng một cách thiết thực, hướng dẫn chúng dần dần tích lũy những năng lực và phẩm chất của một người thành công.

Hy vọng những bậc cha mẹ, trong một tương lai không xa có thể thấy con mình vững bước tiến tới tương lai. Và nụ cười của niềm hạnh phúc lại xuất hiện trên khuôn mặt những bậc cha mẹ, tựa như khi chúng mới chào đời.







Hàn Quốc: Thập niên 60 Hàn Quốc rất đói khổ nhưng may thay Hàn Quốc có nhà lãnh đạo Park Chung Hee cam kết 10 năm nữa Hàn Quốc sẽ phát triển và ông ấy làm được chuyện đó!!!

Nhiều người bảo đọc xong bài này KHÓC, vì thương dân tộc Việt Nam !


Tại sao Việt Nam không mở to mắt mà học tập Hàn Quốc nhỉ? Riêng mình nó nói với mọi người cách đây hơn 10 năm trời: Việt Nam nên tìm kiếm và mua bản quyền bộ sách giáo khoa các môn khoa học tự nhiên của các nước tiên tiến về dịch ra dạy cho học sinh vừa hiệu quả vừa đỡ tốn kém? Chắc các quan Bộ Giáo dục đà tạo sẽ không muốn tí nào vì làm như vậy thì họ ăn gì?????Năm 2004 Việt Nam chiếu bộ phim “Thời đại anh hùng” của Hàn Quốc có đoạn Tổng thống Bak Jeong-hi(Park Chung-hee –tại vị từ 17/12/1963 đến 26/10/1979) đã khóc vì thấy dân khổ quá và người đã tuyên bố sau 10 năm nữa nhiều nước trên thế giới phải đến làm thuê cho Hàn Quốc và sự thật đã đến với họ trong đó có dân VN. Đọc bài này, mình bỗng nhớ tới cái câu của những năm xưa: Rằng những gì của chuyên môn xin để cho chuyên môn quyết định. Mặc dù vậy, tất cả những gì của chuyên môn ở xã hội ta luôn có bóng dáng cao quý của những gì không phải chuyên môn quyết định :D
Kinh nghiệm Hàn Quốc.
Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích vì tính sĩ diện của người Hàn Quốc rất cao, lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa. Nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên từ cách đào tạo của giáo dục phương Tây phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, để còn lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.
Đúng 20 năm, đến 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn lại khủng khiếp như thế. Ô-tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo…bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó, dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn Quốc đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào. Trên tivi chỉ có 2 chương trình là “dạy làm người” và “dạy làm ăn”, từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng, đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, đến cách tạo dựng một nhà máy. Từ một dân tộc “xin việc”, tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy tại Hàn và thuê lao động Hàn, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi “cho việc”, tức xây dựng các nhà máy ở nước ngoài và hàng triệu người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines đứng xếp hàng xin các ông chủ Hàn Quốc cho họ việc làm. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi cho việc người khác.
Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau và cười trong nước mắt, hơn 100 quốc gia giàu có nhất trên thế giới miễn visa cho họ, Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người. Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Kông và Singapore, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí. 
Phim Hồng Kông tràn ngập thị trường và không có đối thủ. Người Hàn tuyển chọn ngay 2000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Holywood, điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ …4 năm sau tốt nghiệp, năm 1992, những bộ phim Hàn Quốc đầu tiên ra đời như Cảm xúc, mối tình đầu, hoa cúc..với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimet và hợp nhãn người châu Á. Ngành làm phim phối hợp với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng, bắt đầu xâm nhập vào các thị trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hanluy nổi tiếng. Người Nhật điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo, các nước Đông Nam Á thì chỉ biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hồng Kông bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa.
Năm 1988, ngoài 2000 người đi Holywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh, ngần ấy người được cử đi Milan và Paris để học về thời trang, mỹ phẩm. Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu. Muốn bán cho Tây thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu” tròn tròn xinh xinh” của dân châu Á, tụi Tây không thích, không bán được. Có những năm, những mẫu xe của Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ và ngạc nhiên, thích thú.
Ngoài ra, những sinh viên giỏi toán nhất được hướng theo ngành tài chính ở các đại học lớn ở Mỹ, với tham vọng Seoul thành một London, New York. Các quỹ đầu tư ra đời, tự tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Không chỉ trích, chỉ góp sức góp trí để xây dựng. Một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn giàu. Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi, ông lớn Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á về cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy.
Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng phải Made in Korea, dù lúc sản phẩm kém cỏi còn xấu xí và đầy lỗi của thập niên bảy mươi hay hiện đại tinh xảo như bây giờ. Nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo sau này?
Tony nhớ lần đi Hàn đầu tiên, mùa thu năm 2005, bà chị ở VN cẩn thận ghi tên mấy nhãn hiệu mỹ phẩm ưa thích của chị ấy cho mình mua giùm. Ở cửa hàng mỹ phẩm, cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, chạy như bay lấy hết sản phẩm này đến sản phẩm khác cho Tony xem, đều là của Hàn cả. Do tiếng Anh không nói tốt nên cô cứ giải thích bằng tiếng Hàn đến lúc giọng khàn đặc. Đến lúc Tony lấy tay chỉ hộp phấn Lancom, thì cô thất vọng oà khóc. Cô khóc vì cô đã không thành công khi tình yêu nước của cô không thuyết phục được khách hàng. Tony nhìn cô ấy sững sờ, lẽ nào chỉ là 1 cô gái bán hàng bình thường mà có lòng yêu đất nước mãnh liệt thế sao? Tony thôi bèn mua mấy hộp mỹ phẩm của Hàn, dù chẳng biết có tốt không, vì kính phục quá. Lúc Tony bước ra khỏi cửa hàng, ngoái lại vẫn thấy cổ gập đầu cung kính.
Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Và Tony biết, sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc.

< 

                                 TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY LỚN

Kinh nghiệm tuyển nhân sự từ Microsoft


Những người phỏng vấn tuyển lựa người tài đánh giá rất cao những câu trả lời thông minh và độc đáo. Bạn có biết một số người khờ khạo đã cố gắng gửi đến nhà tuyển dụng những bản sơ yếu lý lịch hết sức độc đáo để mong gây được sự chú ý? 

Hành động đó rất hiếm khi phát huy tác dụng, nhưng trong lúc phỏng vấn, một câu trả lời tốt mang tính sáng tạo sẽ làm cho ứng viên trở nên nổi bật. 

Nguyên tắc Hippocrates 

Joel Spolsky - Tổng giám đốc hãng Fog Creek Software tại News York - cho rằng phương pháp tuyển nhân sự phải được xây dựng nhằm phát hiện được ra hai loại người: thứ nhất là loại người thông minh nhưng không thành công, thứ hai là thành công nhưng không thông minh. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực cạnh tranh cao cần phải tránh tuyển dụng cả hai dạng người này. 

“Những người thông minh nhưng không thành công thường có bằng cấp tiến sĩ, làm việc tại các công ty lớn, nhưng ở đó chẳng ai biết đến tên tuổi của anh ta chỉ bởi họ là những người hoàn toàn không thực tế”, Spolsky giải thích. "Còn những người thành công nhưng không thông minh thường dễ phạm phải những sai lầm ngu ngốc để rồi sau đó người khác sẽ phải chỉnh sửa sai lầm cho họ”. Hai loại người này rất dễ lầm với loại người thứ ba rất cần cho các công ty: đó là vừa thông minh vừa thành công. 

Sau khi động não để tìm cách giải quyết một vấn đề phức tạp, ứng viên tham gia một cuộc tuyển lựa người tài cần phải lựa chọn được một ý tưởng tối ưu. Đây cũng chính là lúc có thể kiểm tra óc phán đoán của ứng viên. Tiếp đó ứng viên phải đi sâu vào một số tiểu tiết cũng như phát triển các lập luận cần thiết để biến ý tưởng đã chọn thành câu trả lời hoàn chỉnh. Điều quan trọng là phải bổ khuyết được tất cả các chỗ yếu và giải quyết được tất cả các mâu thuẫn chính. 

“Những ứng viên xuất sắc thường có khả năng tiến lên phía trước, thậm chí ngay cả khi bạn cố tình cản trở họ”, Spolsky nói. 

Người ta thường nhắc đến “vở kịch ba màn” của Microsoft trong quá trình tuyển lựa nhân viên. Màn thứ nhất chỉ đơn thuần là việc phỏng vấn tuyển lựa sơ bộ qua điện thoại. Trong cuộc phỏng vấn mở màn này, ứng viên thường gặp phải những câu hỏi truyền thống, còn những bài toán đố rất ít khi được áp dụng ở đây. 

Những câu trả lời qua điện thoại của ứng viên sẽ giúp nhà tuyển dụng ra quyết định liệu có nên mời ứng viên đến trụ sở chính của Microsoft ở Redmond (bang Washington, Mỹ) hoặc ở những nơi khác để tham dự các màn tiếp theo của “vở kịch” hay không. “Vở kịch” phỏng vấn tiếp theo thường kéo dài cả một ngày. Trong quá trình phỏng vấn, nhân viên tuyển nhân sự của Microsoft thường bí mật trao đổi ý kiến với nhau thông qua thư điện tử hoặc các cách khác mà họ qui ước với nhau. 

Nguyên tắc chủ yếu của Microsoft trong khâu phỏng vấn tuyển dụng rất giống với nguyên tắc nổi tiếng của Hippocrates là “không gây hại”. Mục đích trước hết của tập đoàn là ngăn chặn mọi khả năng tuyển nhầm phải những ứng viên tồi, thậm chí nếu điều này đôi khi có thể đồng nghĩa với việc để vuột mất những ứng viên phù hợp. Chính vì nguyên tắc này mà rất ít khi nhân viên Microsoft phải thôi việc. 

“Món quà tốt nhất dành tặng cho các đối thủ cạnh tranh của chúng ta chính là các quyết định tuyển nhân sự sai lầm”, David Pritchard, giám đốc bộ phận tuyển dụng của Microsoft, nói. 

Đối diện những “vở kịch” 

Hẳn nhiên là các ứng viên khi đến dự phỏng vấn ở Microsoft đều không thể biết rằng các "màn diễn" tình huống thường xuyên xảy ra. Tình huống này cũng xuất hiện trong danh sách dài ngoằn những lời khuyên dành cho ứng viên chuẩn bị phỏng vấn ở Microsoft trên trang web của tập đoàn: nếu trong tiến trình phỏng vấn, bạn có ý nghĩ muốn đánh giá xem việc trả lời của mình diễn ra có thuận lợi hay không thì hãy cố quên nó đi. 

Đừng thất vọng nếu bạn trả lời không đúng một câu hỏi nào đó, có thể cảm giác của bạn khác với sự thật. (Chuyện này vẫn thường xảy ra trong các cuộc thi, khi mà bạn cảm thấy mình đang làm sai bét nhưng thực tế lại không hẳn vậy, hoặc ngược lại). Đừng đánh mất bản thân, những ứng viên như vậy mới chính là những người mà chúng tôi cần. 

Một ứng viên vốn được mô tả như là một “tay chơi” sành sỏi đã len lỏi qua được tất cả những vòng phỏng vấn sơ bộ và lọt vào cuộc phỏng vấn cuối cùng, và người phỏng vấn chính là Karen Fries. Cô gái này là một nhân vật quan trọng của Tập đoàn Microsoft, là người đã phát minh ra cái món “wizards” trong các phần mềm của Microsoft chuyên gợi ý, trợ giúp người sử dụng máy tính thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. 

Fries là một phụ nữ rất hấp dẫn. Chàng thanh niên kia khi nhìn thấy Fries lại nghĩ rằng tất cả những cuộc phỏng vấn quan trọng đã qua và đây là “phần thưởng” dành cho những câu trả lời xuất sắc, và “cô thư ký” này được cử đến chỉ để nói chuyện phiếm với anh. 
Cuối cùng, trong thư điện tử gửi cho các đồng nghiệp, Fries nhận xét về ứng viên đó độc địa đến nỗi cho đến tận bây giờ nó vẫn là ví dụ điển hình ở tập đoàn này, nơi không thiếu những lời xỏ xiên, độc địa được dùng để đánh giá và nhận xét người khác. Chàng thanh niên “xuất sắc” đó đã không được nhận vào làm việc. 

Rất khó tìm được lời giải đáp khôn khéo, đầy đủ cho những câu hỏi “không hợp lý lắm” dưới áp lực căng thẳng. Áp lực công kích trong cuộc họp báo vào tháng 3/1998 đã buộc chính Bill Gates phải “lớn tiếng phẫn nộ và tỏ ý khinh bỉ những người đã tỏ ra nghi ngờ hoạt động kinh doanh của ông”. 

Tờ Washington Post thuật lại: “Ông đã bỏ qua không trả lời một câu hỏi mà ông cho là “không công bằng” và một câu khác vì “không trung thực”. “Thôi đủ rồi!” - ông sốt ruột ngắt lời một nhà báo. “Cho tôi thở một chút!”, giây lát sau ông lại nói với một nhà báo khác”. Rất nhiều ứng viên có cảm giác y như thế khi tham gia cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Dù thích hay không bạn vẫn có thể sẽ phải đối diện với những câu hỏi đầy mưu mẹo và không dễ trả lời ở lần phỏng vấn tiếp theo. 

Có bao nhiêu trạm xăng ở nước Mỹ? Câu hỏi này quả là khó nhưng không phải là không thể trả lời. Đáp số của bài toán này giúp để tính số lượng trạm xăng ở Mỹ và ở những nơi khác. Trung bình mỗi người dân Mỹ có một ôtô? Không đúng. Hai người một cái? Con số này chắc gần đúng hơn. 

Vậy nếu dân số Mỹ là 300 triệu, tức nước Mỹ có khoảng 150 triệu ôtô, trung bình một ôtô cần phải đổ xăng một lần trong tuần. Vì vậy, trong một tuần tất cả các trạm xăng phải phục vụ số ôtô đúng bằng tổng số xe trong nước. Số giờ trong một tuần là 24x7, nhưng không phải tất cả các trạm xăng đều làm việc 24 giờ trong tuần. 

Giả sử trung bình một trạm xăng làm việc 100 giờ/tuần, nếu đổ xăng cho một xe mất 6 phút tức mỗi máy bơm ở trạm xăng trong một giờ có thể phục vụ 10 ôtô. Những trạm xăng lớn ở những chỗ đông dân có thể đặt nhiều máy bơm và ngược lại có những trạm xăng rất ít khách, giả sử trung bình mỗi trạm xăng một giờ phục vụ 10 ôtô. Vậy trung bình một tuần, một trạm phục vụ 100x10 lần, hay 1.000 ôtô. 

Có nghĩa số trạm xăng ở nước Mỹ bằng 150 triệu/1.000 = 150.000. Kết quả của sự đánh giá này gần sát với sự thật. 
Joel Spolsky động viên những người có khả năng rằng nhà tuyển dụng luôn biết cách khuyến khích bạn vượt qua những khó khăn, vấn đề là bạn có kích hoạt bộ não của bạn sáng tạo hay không. 

Vậy bạn phải chuẩn bị như thế nào để vượt qua những trắc nghiệm “nát óc”? Sau đây là những gợi ý cho bạn: 
- Trước tiên hãy xác định xem người ta đang mong đợi câu trả lời thuộc dạng nào (độc thoại hay đối thoại). 
- Lời giải đầu tiên hiện ra trong đầu thường sai. 
- Những câu hỏi dài, phức tạp thường có câu trả lời đơn giản. 
- Những câu hỏi đơn giản luôn đòi hỏi câu trả lời phức tạp. 
- Nếu bị rơi vào tình trạng bế tắc, hãy thử liệt kê tất cả các giả thiết bạn có được. Hãy suy nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra khi bạn lần lượt loại bỏ từng giả thiết đó. 

                                     MỘT BÀI VIẾT VỀ NƯỚC MỸ QUÁ LẠC HẬU

Xin lỗi, nước Mỹ còn lâu mới bằng chúng ta!!!

Chủ nhật, 24/08/2014, 19:00 (GMT+7)
(Văn hóa) - Tôi có thời gian qua Mỹ khá lâu. Và nói thật đến giờ này tôi vẫn còn thấy hối hận vì sự lựa chọn đó! Truyền thông phương Tây đã khiến chúng ta mê muội rằng Hoa Kỳ là một xứ sở hiện đại! Tôi đã từng ôm giấc mộng được học tập ở đó, đã tìm mọi cách để tới được cái xứ sở siêu cường đó. Nhưng than ôi những gì tôi chứng kiến ở Hoa Kỳ rất đáng thất vọng!
1. Công nghiệp
Nước Mỹ thật ra chỉ là một làng quê khổng lồ chậm phát triển!
Hồi trung học, chúng ta đã được dạy rằng, công nghiệp càng phát triển bao nhiêu thì môi trường càng bị xâm hại bấy nhiêu.
Chúng ta biết rằng một thành phố công nghiệp tất phải có nhiều ống khói, nhiều nhà máy và khói bụi khắp nơi. Đó là biểu tượng của sự công nghiệp hóa. Thế mà ở tại xứ Cờ Hoa này lại không có một cái ống khói nào! Họa hoằn lắm mới thấy một vài cái nhỏ tí ti để trang trí nhà cửa thôi!
Và ở Mỹ bạn cũng chỉ thấy toàn sông hồ trong sạch thôi. Chả tìm đâu ra những nhà máy giấy, nhà máy luyện thép bên bờ sông! Không khí trong lành thanh khiết này là dấu hiệu của một xã hội sơ khai chứ gì nữa! Chả có dấu vết gì của công nghiệp hóa cả!
2. Kinh tế
Người Mỹ hầu như không biết làm kinh tế! Bạn biết đấy, nước họ có cơ man nào là xa lộ tỏa đi mọi hướng, vươn đến mọi làng mạc xa xôi, thế mà tịnh không thấy một trạm thu phí nào! Thế là mất toi cả núi vàng!
Ước gì tôi có thể xây dựng vài cái trạm thu phí nhỉ! Chắc chắn non tháng đã gom đủ tiền mua được cả tòa lâu đài trông ra Đại Tây Dương ấy chứ!
Hai bên xa lộ còn những cụm hồ hoang sơ tĩnh lặng. Thế mà chính quyền cứ để mặc cho lũ chim trời cá nước thỏa sức vẫy vùng, không nghĩ đến việc xây dựng vườn cảnh để thu lợi. Người Mỹ rõ ràng là không có đầu óc kinh tế tí tẹo nào.
3. Xây dựng
Trình độ xây dựng của người Mỹ còn sơ khai lắm. Ngoài một số ít tòa nhà chọc trời tại các thành phố lớn, tôi dám chắc bạn rất ít gặp những công trình bê tông ở nước Mỹ. Nhà của người Mỹ thường làm bằng gỗ và vài thứ vật liệu nhẹ khác.
Thử nghĩ mà xem, đến giờ này mà gỗ vẫn còn được dùng để xây dựng nhà cửa, thì có thể nói là trình độ kiến trúc của ngoại bang này còn thua xa trình độ của triều đại nhà của chúng ta xưa kia ấy chứ!
4. Văn hóa
Người Mỹ có cách suy nghĩ thật là lạc hậu và khờ khạo.
Hồi mới tới Mỹ, tôi thuê một xe chở hành lý giá 3 đô la. Nhưng tôi lại không có tiền lẻ. Một người Mỹ liền trả dùm tôi 3 đô la đó, và thấy tôi lỉnh kỉnh đồ đạc nên còn giúp mang lên xe nữa ! Người Mỹ cũng luôn sẵn sàng mở cửa giúp tôi và hỏi tôi có cần giúp đỡ gì không? Thế đấy!
Ở Trung Quốc, mấy chuyện này chỉ có vào thời Lôi Phong tức là vào những năm 50, 60 của thế kỷ trước thôi – còn bây giờ lối cư xử đó quá ư lạc hậu. (Lôi Phong là một thanh niên mà thời Mao thường nhắc tới như một tấm gương về đạo đức).
Hồi đó người ta chuộng lối sống “đạo đức giả” nhưng bây giờ chúng ta không như vậy nữa. Bây giờ chúng ta nên sống thực dụng trần trụi, đó mới là hiện đại chứ ! Tư duy của người Mỹ lạc hậu hơn chúng ta hàng mấy thập kỷ, và không có dấu hiệu nào cho thấy họ có thể bắt kịp chúng ta cả!
5. Ẩm thực
Người Mỹ làm như không biết thưởng thức thịt thú rừng.
Một đêm nọ, tôi cùng các bạn cùng lớp lái xe đi đến một thành phố khác, thình lình có mấy con nai nhảy xổ ra. Anh bạn tôi lập tức thắng lại và bẻ sang hướng khác để tránh. Ai cũng biết tai nạn loại này có thể làm hỏng cả chiếc xe. Thế mà chính quyền đành bó tay không biết phải xử lý tụi thú hoang này như thế nào cơ đấy!
Người Mỹ làm như cũng không biết ăn thịt thú rừng, thậm chí không có nhà hàng nào bán thịt thú rừng, họ chả thiết đến loại thịt thú rừng thơm ngon bổ như hươu nai, và cũng chả thiết lấy sừng bọn thú này để kiếm bộn tiền!
Người Mỹ vẫn sống cùng những con thú hoang dã đó, thậm chí còn đưa ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Quả thật đó là một xã hội còn quá sơ khai!
6. Phong cách
Người Mỹ làm như không biết tự trọng!
Các giáo sư Mỹ không quan tâm nhiều đến bề ngoài, họ không hề có cái gọi là phong thái bác học. Giáo sư Davis chẳng hạn, là một giáo sư tâm lý học cực kỳ nổi tiếng thế mà vào giờ nghỉ ông ấy cũng thường ăn bánh bích quy với sinh viên trong văn phòng của mình, và bàn tán xôm tụ với họ về bộ phim 21, hay về minh tinh Trung Quốc Chương Tử Di ! Ông cũng không có phong cách uy nghi của một nhà bác học, và điều đó làm tôi thất vọng ghê gớm!
Các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ cũng không bao giờ ghi hai chữ Ph.D. lên danh thiếp của mình như ở nước ta. Họ thậm chí cũng không biết cách thể hiện vị thế của mình. Thành ra những người học với những ông thầy như vậy nếu trở thành những quan chức thì làm sao biết cách đi đứng nói năng cho đúng bộ lệ đây!
Còn ở Trung Quốc, giờ đây các công chức dường như rất biết cách để thu hút sự kính trọng của dân chúng, thậm chí đến cả vị giám đốc của một cơ quan tầm tầm ở Trung Quốc có khi còn uy thế hơn cả Tổng Thống Mỹ cơ đấy ! Một công dân hạng ba của Trung Quốc có khi còn xa một công dân hạng nhất của Mỹ là vậy!
7. Học đường
Học sinh tiểu học Mỹ chả có lý tưởng cao xa gì sất.
Chúng không hề có ý định đi học để trở thành ông này bà nọ trong chính quyền! Không hề có học đường nào dành cho chủ tịch, bí thư, ủy viên tương lai, như tôi đã từng thấy hồi còn nhỏ ở quê nhà. Các em không có bài tập về nhà. Bài tập về nhà kiểu như các học sinh như các học sinh Trung Quốc là khá xa lạ ở Mỹ.
Trường học ở Mỹ chú trọng đến đạo đức, trước hết để giúp cho các đứa trẻ trở nên những công dân có đủ tư cách, sau đó mới tính đến chuyện lý tưởng lâu dài. Trở thành công dân có đủ tư cách ư? Một quan niệm nghe mới cổ hủ làm sao!
8. Y tế
Người Mỹ làm lớn chuyện một cách kỳ cục khi có bệnh.
Đầu tiên họ đi bác sĩ khám bệnh, rồi bác sĩ kê toa. Rồi cầm toa đó đi mua thuốc, mua xong còn phải nghe dược sĩ hướng dẫn sử dụng … ôi chao mọi việc chẳng thể nhanh gọn như ở Trung Quốc… Tôi chả hiểu tại sao ở Mỹ lại phân biệt việc khám bệnh với việc bán thuốc… mà lẽ ra nên tách rời lợi nhuận với trách nhiệm!
Rõ ràng là các bệnh viện ở Hoa Kỳ không biết kiếm tiền mà! Sao lại phải nói tên thuốc cho bệnh nhân biết chứ?… chỉ có như vậy họ mới độc quyền bán thuốc với giá cao gấp cả chục lần cơ mà! Có quá nhiều cơ hội làm ăn béo bở thế mà họ không biết tranh thủ khai thác, rõ ràng kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ở Mỹ đã chết rồi!
9. Báo chí
Ý kiến của công chúng Mỹ thật chả ra làm sao!
Đôi khi tôi hoàn toàn mất kiên nhẫn với sự ngu dốt và khờ khạo của người Mỹ.
Chẳng hạn khi họ biết Trung Quốc có đài truyền hình và báo chí, họ đã hỏi tôi một câu ngu dốt như thế này: Hóa ra Trung Quốc cũng có báo chí à? Nghe mà bực cả người!
Chúng ta có những tờ báo tiếng Trung được Bộ Truyền Thông cho phép ấn hành sau khi đã rà soát một cách cẩn mật đấy chứ. Báo của chúng ta toàn là những bài ca tụng lãnh tụ lên mây cả, có đâu như báo Mỹ, công chúng đóng góp phê bình loạn cả lên, thậm chí còn dám “chửi” cả tổng thống nữa cơ đấy!
Báo chí chúng ta đâu có chuyện công khai mấy vụ bê bối của quan chức, bởi nếu cứ tung hê lên thì sau này ai mà muốn làm lãnh đạo nữa chứ !
10. Tâm linh
Người Mỹ có đời sống tinh thần hết sức vô vị nhạt nhẽo.
Tôi chả hiểu tại sao trước mỗi bữa ăn họ lại lẩm bẩm mấy câu kinh thánh nghe hết sức khờ khạo: “Cầu Chúa phù hộ nước Mỹ”.
Thật là buồn cười quá đi: Nếu Chúa phù hộ nước Mỹ thì làm sao lại để nước Mỹ lạc hậu, sơ khai, đơn giản đến thế này? Cầu Chúa có ích lợi gì chứ? Thực tế nhất là bạn nên dành thời gian đó để đi lễ thủ trưởng như ở nước ta!
Đó mới đúng là hiện đại chứ lỵ!
11. Lối sống
Người Mỹ chả có khái niệm về thời gian.
Bất luận chuyện lớn chuyện nhỏ, người Mỹ đều ngoan ngoản đứng vào hàng chờ đợi… Còn chúng ta – như bạn biết đấy – khôn hơn nhiều!
Bất kể đám đông như thế nào, chúng ta vẫn có kỹ năng chen lấn tuyệt vời, điều này giúp tiết kiệm thời gian, và tránh được sự mệt mõi khi đứng chờ !
Nếu ai đó biết đi cổng sau thì kết quả tiết kiệm thời gian còn tuyệt hơn nữa..
Thế mà những người Mỹ lẩm cẩm lại không biết đến những điều hay ho đó cơ chứ!
12. Mua bán
Những cửa hàng ở Mỹ có một phong cách buôn bán hết sức vô lý: bạn có thể đem trả lại hàng hóa vài tuần sau khi đã mua về mà thậm chí cũng không cần nêu lý do. Ở ta thì làm gì có chuyện cho đổi hàng mà không hò hét quát tháo nhau ra trò chứ!
13. An toàn
Nước Mỹ không an toàn chút nào! Tôi nói điều này bởi có tới 95% nhà dân không cần tới lưới chống trộm và lại không có hàng rào xung quanh, và điều kỳ lạ này nữa là: chả biết mấy tên trộm đi đâu hết rồi nhỉ? Có nhiều ngôi nhà đẹp đẽ sang trọng mà ban đêm nhiều người Mỹ không biết khóa cửa lúc họ đi ngủ nữa. Thật mất an toàn hết sức!
14. Giao thông
Người Mỹ sao mà nhút nhát và yếu đuối quá vậy không biết! Tôi nói điều này cũng bởi có tới 95% tài xế không dám vượt đèn đỏ! Ở nước ta thì phần lớn tài xế đều có thừa dũng cảm vượt đèn đỏ.
Và mặc dầu 99% dân Mỹ có xe hơi, vậy mà cách lái xe của họ thật lạ: bao nhiêu là xe cộ lưu thông nhưng không mấy khi nghe tiếng còi xe, phố xá vì thế vắng lặng đến nỗi cứ ngỡ không phải là phố xá nữa, tại sao người lái xe lại không bóp còi inh ỏi cho sướng tay như ở bên ta nhỉ? Phố xá bên Mỹ làm sao mà bì được với phố xá ồn ào náo nhiệt ở Trung Quốc cơ chứ!
15. Tình cảm
Người Mỹ rất là thiếu tình cảm và hình như không có cảm xúc. Có tới 95% nhân viên người Mỹ không nghĩ tới việc phải làm gì cho tiệc cưới của sếp hoặc của con cái xếp, họ chẳng bao giờ phải vắt óc tìm ra lý do để chăm sóc sếp của mình. Ở Trung Quốc liệu có ai điên đến mức bỏ qua cơ hội chăm sóc sếp của mình không? Nói cách khác, có ai dám làm điều đó không? Hãy xem, người Trung Quốc chúng ta có biết bao nhiêu là tình cảm thương mến đối với lãnh đạo!
16. Nhạy bén
Người Mỹ không nhạy bén chút nào! 99% người Mỹ đều đi học, đi làm, và thăng quan tiến chức, mà không hề biết đến sự cần thiết của “phong bì” để có thể mở ra một cánh cửa… sau để giúp cho họ được thăng quan tiến chức nhanh hơn, giống như người Trung Quốc chúng ta!
Vậy thì còn đi Mỹ để làm gì nữa cơ chứ??!!!!

NGUỒN: Xuất hiện lần đầu tiên trên mạng xã hội Sina Weibo của Trung Quốc, bài viết này đã nhận được hàng chục ngàn chia sẻ và bình luận.
Tờ Tea Leaf Nation đã trích dịch, biên tập lại những phần cốt lõi nhất của bài viết nói trên.
Anh bạn Trung Quốc này nhận xét xã hội Mỹ rất giống người Việt Nam Vì Trung Quốc và Việt Nam giống nhau đến 90% rồi !


Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

Chuyện xưa


                                         ĐÔI NÉT VỀ SAI GON CỦA NGÀY XƯA

Thương nhớ Sài Gòn: Những khoảnh khắc còn tươi rói
Ngô Thị Kim Cúc – Thế Giới Tiếp Thị –  27 Feb 2015

Con đường từ nhà trọ đến trường ngắn và đẹp, chỉ qua một ngã tư là tới. Cả ba đường Thành Thái (nay là An Dương Vương), Trần Bình Trọng, Nguyễn Hoàng (nay là Hùng Vương) đều trồng chỉ một loại cây, cao, thẳng tắp và có một dạng hoa tuyệt vời: cây dầu. Tuổi của cây có lẽ đã hơn trăm năm, muốn nhìn thấy ngọn phải ngước lên mỏi cổ. Đường Cộng Hoà (nay là Nguyễn Văn Cừ) của trường Khoa học lại có một loại cổ thụ tàn lá rất rộng, sà thấp, và hoa cùng họ với mimosa: cây còng. Hoa còng màu hồng tím, mỏng mảnh, duyên dáng, trông hệt như một bông phấn, nở kín tán lá, cứ vào buổi chạng vạng là toả một mùi thơm dịu ngọt cả cung đường.
Hoa dầu bay trên đường đi học…
Sân trường Khoa học cũng đầy cây to. Cùng với còng là cây lim xẹt hoa vàng, không hương nhưng hoa nho nhỏ, rất đáng yêu. Tới mùa hoa nở, trên cao đan kín một màu vàng rực rỡ còn mặt đất thì tràn ngập một lớp dày những đoá hoa vàng rụng. Khiêm tốn hơn là hoa sứ, thua kém cả chiều cao lẫn tuổi tác so với các loại cổ thụ kia, nhưng hoa sứ trắng và hồng năm cánh mịn màng thanh tân cũng góp thêm một mùi hương dịu dàng trên những tà áo dài nữ sinh viên… Nam sinh viên Khoa học nhiều người làm thơ, viết nhạc… có thể bởi được “xúc tác” từ những mùa hoa/màu hoa đầy kín cả sân trường như thế…
Có những lần đi học trễ, tôi ba chân bốn cẳng bước thật nhanh để kịp vào giảng đường trước khi giáo sư có mặt. Vậy mà, bỗng dưng một cơn gió, rồi cả một bầy chim hàng trăm con từ những cành cây cao tít tung cánh bay xuống, lượn lờ chao liệng thật lâu quanh tà áo dài khiến tôi sững sờ dừng lại, ngơ ngẩn ngắm nhìn. Sài-Gòn-cây đáng nhớ nhất của tôi chính là những hàng dầu với thứ hoa diệu kỳ này… Giữa một đô thị tràn ngập dân tị nạn chiến tranh từ khắp nơi đổ về, giữa bầu không khí căng thẳng của quãng cuối cuộc chiến dài dằng dặc và màu vàng hoả châu ủ ê mỗi tối, cùng tiếng bom dội về từ vùng ven và khói lựu đạn cay trong sân trường tranh đấu… vậy mà cảnh hoa dầu bay khiến tôi hầu như quên hết… Hoa dầu ơi, cây dầu ơi… Bốn mươi năm, sau khi hàng cây giữa trung tâm Sài Gòn bị đốn hạ, người ta cho biết nhiều thân dầu đã bị rỗng còn bộ rễ bị cùi, chỉ sót lại một túm nhỏ đã mục, có thể bị giật đổ bởi bất kỳ cơn gió lớn nào… Tại sao? Tôi nghe rằng mỗi một cây trồng dọc những con đường của đô thị Sài Gòn đều được lập hồ sơ/tiểu sử để hàng năm, các bác sĩ cây khám bệnh và chăm sóc thuốc thang cho cây giữ được sức khoẻ vững bền cùng năm tháng. Cái gì/từ đâu đã khiến cho những cổ thụ hàng trăm năm tuổi bỗng trở nên èo uột yểu mệnh một cách đáng thương làm vậy?
Đường về Bảy Hiền ít vui nhiều buồn…
Nhà chú thím tôi ở Bảy Hiền. Để về nhà thím, tôi có thể đi hai chặng xe buýt hoặc xe lam: từ nhà trọ xuống Sài Gòn và từ Sài Gòn về Bảy Hiền. Xe buýt lúc nào cũng đông đặc, chen lấn khủng khiếp và tôi thường đứng để không bị xô đẩy bởi những kẻ giành ghế. Xe lam vốn thấp nhỏ và ghế chỉ đủ cho tám/mười người nhưng thường xuyên chở gần gấp đôi, vì nhiều khách sẵn lòng ngồi túm tụm giữa lòng xe, để sớm đến được nơi cần đến.
Khách đi xe buýt xe lam nếu không phải sinh viên học sinh thì phần đông là người bình dân, tay xách nách mang. Nổi bật nhất là những người lính về phép. Chiến trận đang ác liệt. Lính thường có phép thưởng sau một trận đánh lớn. Những người lính da cháy nắng trong bộ binh phục bám đầy bụi đường, mũ sắt trên đầu, mồ hôi nhễ nhại, và luôn lộ vẻ âu lo nôn nóng. Tôi thường nép người tối đa, thu gọn hai tà áo dài khi có một hành khách như thế lên ngồi cạnh mình trên chiếc xe lam chật chội. Lúc xe chạy ngang quãng dài chỉ có toàn quán bar trên đường Nguyễn Văn Thoại (nay là Lý Thường Kiệt) tôi luôn nhìn ra. Khi nào cũng có vài cô gái trang phục tiêu biểu cho nghề nghiệp của họ: váy cực ngắn và áo lộ ngực, lấp ló sau những ánh đèn xanh đỏ. Quãng đường này người dân chẳng mấy khi đến gần, vì không có nhu cầu và vì sợ bị vạ lây do chất nổ hoặc do xô xát… Từng có những người lính không kiềm chế được sự giận dữ trước biển cấm dành cho họ, những kẻ từ tiền tuyến trở về, những kẻ đang lấy sinh mạng để bảo vệ an ninh cho thành phố…
Nếu đi xe lam tuyến đường Lê Văn Duyệt (nay là Cách Mạng Tháng Tám), tôi sẽ đi bộ một đoạn qua bệnh viện Vì Dân sau khi xe tới bến. Ở bùng binh giữa ngã tư Bảy Hiền có một áp phích với khẩu hiệu và hình vẽ ba cán bộ Việt Cộng răng hô mặt tóp đang đu trên một cọng đu đủ, bên cạnh là lá cờ nửa xanh nửa đỏ của Mặt trận Giải phóng miền Nam.
Chiến tranh mỗi phút giây và trong từng mảnh nhỏ cuộc sống suốt cả tuổi trẻ tôi. Thời sinh viên, tâm trí tôi thường xuyên tràn ngập một nỗi buồn mênh mang, rã rượi, một nỗi đau không thể gọi tên… Thời đó, tôi nhớ rằng người Việt đang bắn giết lẫn nhau và chẳng biết đến bao giờ tấn thảm kịch này mới chấm dứt…
Đường Lê Lợi và chuyện phim chuyện đời…
Trung tâm Sài Gòn là nơi tôi đi lại nhiều nhất, sau trường Khoa học. Trừ những lần có hai chị từ Đà Nẵng vào chơi, tôi thường xuống phố một mình. Xuống xe, tôi đến ngay chỗ bán thứ mình cần mua hoặc vào ngay rạp có bộ phim muốn xem, không dành thời gian để “bát phố” như hầu hết mọi người.
Chiến tranh vẫn đeo đẳng tôi trong rạp xi nê. Bao giờ cũng là một phim thời sự trước khi chiếu phim chính. Và bao giờ cũng là lửa cháy, bom rơi đạn nổ và máu đổ người ngã… Máu đổ nhiều đến mức có vẻ như máu chẳng còn là thứ gì đáng quý nữa…
Rex, Eden, Vĩnh Lợi là cụm rạp duy nhất tôi xem phim suốt những năm đại học. Bộ phim Vĩnh biệt tình em tôi xem đi xem lại mấy lần. Tôi bị ám ảnh bởi đoàn tàu lửa hỗn loạn trong chiến tranh, cảnh mùa đông ngập tuyết và những người lính mặc áo khoác nặng nề vung súng chạy và gào thét rồi bị bắn chết, ngã gục trên tuyết trắng. Tôi cũng muốn nhìn ngắm đôi mắt thăm thẳm luôn tràn đầy những câu hỏi của Lara (diễn viên Julie Christie) và vẻ đẹp đàn ông với bộ ria Nga của Zhivago (diễn viên Omar Sharif), và nghe không chán thanh âm da diết, giằng xé của bài hát Lara’s Theme…
Tôi cũng giữ mãi ấn tượng bộ phim Việt Người tình không chân dung để lại trong mình, bởi chuyện phim, diễn xuất của dàn diễn viên nổi tiếng bên cạnh vẻ đẹp và sự nhập vai tuyệt vời của nữ minh tinh Kiều Chinh. Tôi thích phim vì chất nhân văn của nó, về cuộc chiến tranh đang tàn sát bao nhiêu thanh niên và xé nát bao mối tình đẹp đẽ, biến tình yêu thành những vành khăn trắng. Bài hát trong phim cũng hay, đớn đau, sâu thẳm. Nó trùng hợp với những gì tôi hình dung về những người lính vô danh ở cả hai bên chiến tuyến…
Có một lần, ra khỏi rạp Rex, trên đường Lê Lợi, tôi bất ngờ chạm mặt một sinh viên sĩ quan trong lễ phục trường Lục quân Thủ Đức. Đó là Nguyễn, bạn cùng chứng chỉ SPCN, cùng nhóm thực tập với tôi. Anh chàng đen nhẻm, trông khác hẳn so với khi mặc sơmi trắng ngồi cạnh tôi trong giảng đường. Tôi hiểu là Nguyễn đã thi hỏng và phải nhập ngũ (trong khi tôi đậu ngay kỳ đầu). Vì tình thân với Nguyễn, tôi cho phép mình hỏi bằng giọng chê trách: sao Nguyễn không lo học, để thi rớt rồi phải vô lính thế này? Nguyễn nhìn tôi lúc lâu rồi mới đáp: bạn mà lại hỏi tôi câu đó sao? Giọng Nguyễn có gì đó chua chát, trách móc. Và tôi hiểu ngay mình đã sai. Tôi chẳng bao giờ để ý tới những “cậu bé” cùng lớp, nên tôi trở thành kẻ quá vô tâm… Sau lần đó, tôi không gặp lại Nguyễn. Chẳng rõ sau những cơn địa
chấn kinh hoàng trên đất nước, bạn tôi giờ phiêu dạt nơi nào…
Sài Gòn của tôi… Hàng ngàn câu chuyện, hàng ngàn hồi ức, hàng ngàn gương mặt… Chỉ cần phăng được đầu mối thì cả quá khứ sẽ ùa về, chật cứng trái tim tôi… Và tất cả hãy còn tươi rói, hãy còn nguyên vẹn, như mới hôm qua…

Ngô Thị Kim Cúc
                                    
                            SÁCH KỂ CHUYỆN XƯA RẤT HAY MÀ TÔI ĐÃ HỌC

Năm tôi học lớp 6 (1970) trường Trung học Kiểu Mẫu (trong ĐH Cần Thơ). Môn văn chia làm 2 môn: Kim văn và Cổ văn, môn Cổ văn do thầy Đỗ Viết Cữu (Giảng viên ĐH Sư phạm) dạy tôi; tác phẩm đầu tiên thầy dạy tôi là: quyển Nhị Thập Tứ Hiếu rất là hay. Lúc 2 con tôi học tiểu học rất thích kể chuyện trong sách này. Nay con tôi đã lớn khôn, nhìn kỹ cá tính của nó thấy thấp thoáng có phần nội dung của sách này. Giới thiệu với các bạn tham khảo.

                                                          Nhị thập tứ hiếu


Nhị thập tứ hiếu (chữ Hán: 二十四孝)

Tác phẩm văn học cổ điển Trung Hoa kể lại sự tích của 24 tấm gương hiếu thảo.
Tác giả Quách Cư Nghiệp (có sách ghi Quách Cư Kinh 郭居敬, bính âm: Guō Jūjìng) vào thời nhà Nguyên biên soạn.
Ông nổi tiếng là một người con hiếu thảo, và sau khi cha mất ông đã xuất bản quyển này. Hầu hết các người con hiếu thảo là nam giới báo hiếu cho mẹ già.
Các câu chuyện được kể lại xảy ra từ thời Thuấn Đế đến đời ông.
Lý Văn Phức dịch và diễn quốc âm.

***&&&***





Nhị thập tứ hiếu
     Nhị thập tứ hiếu (chữ Hán: 二十四孝) là một tác phẩm trong văn học Trung Hoa kể lại sự tích của 24 tấm gương hiếu thảo do Quách Cư Nghiệp (có sách ghi Quách Cư Kinh 郭居敬, bính âm: Guō Jūjìng) vào thời nhà Nguyên biên soạn. Ông nổi tiếng là một người con hiếu thảo, và sau khi cha mất ông đã xuất bản quyển này. Hầu hết các người con hiếu thảo là nam giới báo hiếu cho mẹ già. Các câu chuyện được kể lại xảy ra từ thời Thuấn Đế đến đời ông.
                               24 tấm gương hiếu thảo
1-Thuấn (): hiếu cảm động trời.
2- Hằng (): người con nếm thuốc.
    3- Tằng Tham (曾参): mẹ cắn ngón tay, tim con đau xót
    4- Mẫn Tổn (闵损): nghe lời mẹ với quần áo đơn giản
    5- Trọng Do (仲由): vác gạo nuôi cha mẹ
    6- Đổng Vĩnh (董永): bán thân chôn cha
    7- Đàm Tử (郯子): cho cha mẹ bú sữa hươu
    8- Giang Cách (江革): làm thuê nuôi mẹ
    9- Lục Tích (陸勣): giu quýt cho mẹ
    10- Đường Phu nhân: cho mẹ chồng bú sữa
    11- Ngô Mãnh (吳猛): cho muỗi hút máu
    12- Vương Tường (王祥): nằm trên băng chờ cá chép
    13- Quách Cự (郭巨): chôn con cho mẹ
    14- Dương Hương (楊香): giết hổ cứu cha
    15- Chu Thọ Xương (硃壽昌): bỏ chức quan tìm mẹ
    16- Dữu Kiềm Lâu (庾黔婁): nếm phân lo âu
    17- Lão Lai tử (老莱子): đùa giỡn làm vui cha mẹ
    18- Thái Thuận (蔡順): nhặt dâu cho mẹ

   
     19- Hoàng Hương (黄香): quạt gối ấm chăn
    20- Khương Thi (姜诗): suối chảy cá nhảy
    21- Vương Bầu (王裒): nghe sấm, khóc mộ
    22- Đinh Lan (丁兰): khắc gỗ thờ cha mẹ
    23- Mạnh Tông (孟宗): khóc đến khi măng mọc
    24- Hoàng Đình Kiên (黄庭坚): rửa sạch cái pô đi tiểu của mẹ
                             TRUYỆN THỨ I - Ngu Thuấn
     Một vị vua trong Ngũ Đế thời thượng cổ họ Diêu tên là Thuấn, một trang hiếu tử. Sau được vua Nghiêu, hiệu là Đào Đường gả hai người con gái là Nga Hoàng và Nữ Anh, rồi lại truyền ngôi báu cho. Vua Thuấn lên ngôi đặt niên hiệu là Đường Ngu.
     Nguyên cha của Thuấn là người hung bạo, không biện biệt được người hay kẻ dỡ, người đương thời đặt tên là Cổ Tẩu (người mù mắt). Mẹ của Thuấn mất sớm, Cổ Tẫu tục huyền với người đàn bà sau này sinh ra Tượng. Vì có lời gièm pha của người kế mẫu và đứa em ngỗ nghịch cùng cha khác mẹ, Cỗ Tẫu không ưa Thuấn và định bụng giết đi. Biết thế, nhưng Thuấn vẫn trọn gìn chữ hiếu đối với cha và người dì ghẻ ác nghiệt, hòa thuận với đứa em độc ác, không một lời than oán. Khi cha bắt đi cày ở đất Lịch Sơn cốt tìm cách trừ đi, vì nơi đây có tiếng là nhiều thú dữ hay ăn thịt người. Nhưng tấm lòng hiếu thảo và hòa mục của Thuấn động đến lòng trời, cả đàn voi ra giúp Thuấn cày đất và muông chim vô số đáp xuống nhặt cỏ hộ. Thấy không hại được Thuấn Cổ Tẫu và người dì ghẻsai Thuấn đánh cá ở Hồ Lôi Trạch, nơi có nhiều sóng to gió lớn, nhưng khi Thuấn đến thì sóng lặng gió yên.
Đến khi được vua Đường Nghiêu truyền ngôi, suốt 18 năm trị vì, Đế Thuấn chỉ ngồi gảy đàn hát khúc Nam Phong mà trị bình thiên hạ, nhà nhà đều lạc nghiệp âu ca.
Diễn Quốc Âm:
Đức Đại Thánh họ Ngu, vua Thuấn,
Buổi tiềm long gặp vận hàn vi,
Tuổi xanh khuất bóng từ vi
Cha là Cổ Tẫu người thì ương ương,
Mẹ ghẻ tính càng khe khắt,
Em Tượng thêm rất mực điêu ngoa,
Một mình thuận cả vừa ba,
Trên chiều cha mẹ dưới hòa cùng em.
Trăm cay đắng một niềm ngon ngọt,
Dẫu tử sinh không chút biến dời,
Xót tình khóc tối kêu mai
Xui lòng ghen chét hóa vui dần dần,
Trời cao thẳm mấy lần cũng đến
Vật vô tri cũng mến lọ người.
Mấy phen non lịch pha phôi,
Cỏ chim vì nhặt, ruộng voi vì cày.
Tiếng hiếu hữu xa bay bệ thánh,
Mệnh trương dung trao chánh nhường ngôi
Cầm thi xiêm áo thảnh thơi,
Một nhà đầm ấm, muôn đời ngợi khen.
                                 
                                         TRUYỆN THỨ II - Văn Đế.
     Tên thật là Hằng, con người vợ thứ của Hán Cao Tổ Lưu Bang em cùng cha khác mẹ với vua Huệ Đế. Vi người vợ cả của Hán Cao Tổ có tính hay ghen dữ tợn và sợ con của người vợ thứ sau này dành ngôi, nên không muốn cho Hằng và mẹ là Bạc Hậu ở triều. Theo lời đề nghị của đình thần, vua Hán Cao Tổ liền phong cho Hằng chức Đại Vương ở đất Đại. Hằng tính tình hiếu thuận được triều thần nhà Hán cũng như thần dân đều mến phục. Sau khi anh là vua Huệ Đế mất, không con nối nghiệp, các quan liền ra đất Đại rước Hằng về lên ngôi, tức là Hán Văn Đế. Khi làm vua rồi, mẹ là Bạc Hậu lại đau yếu trong suốt ba năm liền, Văn Đế, ngoài những buổi chầu, vẫn mặc đại phục của vị Vương đế và đứng hầu mẹ, biếng ăn bỏ ngũ, đêm thức canh chừng bệnh mẹ. Thường ngự y dâng thuốc lên, Văn Đế đở lấy rồi nếm trước sợ có thuốc độc.
     Các quan trong triều cũng như ngoài dân chúng biết Văn Đế là người hiếu tử đều bắt chước theo. Nhờ đó, người trong nước đều giữ lòng hiếu thảo hòa mục và thiên hạ thái bình thạnh trị không khác gì ở thời Tam Đại thuở trước. (Tam Đại gồm có các đời vua nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu).
Diễn Quốc Âm:
Kìa Văn Đế vua hiền Hán Đại,
Vâng ấn phong ngoài cõi phiên Vương,
Quên mình chức cả quyền sang,
Phụng thờ Bạc Hậu lẽ thường chẳng sai,
Đến khi nối ngôi trời trị nước,
Vẫn lòng này săn sắc như xưa.
Mẹ khi ngại gió kinh mưa.
Ba năm hầu hạ thường như một ngày.
Mắt chong bóng dám sai giấc ngủ.
Áo luôn mình dám sổ đai lưng.
Thuốc thang mắt xét tay nâng.
Có tường trong miệng mới dâng dưới màn.
Tiếng nhân hiếu đồn vang thiên hạ,
Thói thuần lương hóa cả lê nguyên,
Hai mươi năm lẽ kiền khôn.
Đã sau Tam Đại, hãy còn Thành, Khang.
Ấy hai vị đế Vương đời trước,
 Chữ hiếu dành đá tạc vàng in,
Còn ra sĩ thứ, đấng hiền.
Đếm xem mấy kẻ tiếng truyền đến nay.
                                    
                                        TRUYỆN THỨ III - Tăng Tử.
     Tên là Sâm, tự là Tử Dư, người ở ấp Vũ Thành thuộc nước Lỗ, sinh vào đời Xuân Thu, là học trò giỏi nhất của Khổng Tử. Tăng Tử được liệt vào hàng tứ phối, nghĩa là trong số bốn người, cùng được phối hưởng với Khổng Tử. Ông thờ cha mẹ rất hiếu thảo, bữa ăn nào cũng cố gắng tìm đũ rượu thịt cho cha mẹ dùng. Khi cha mẹ dùng bữa xong, còn thừa món ăn nào, ông hỏi cha mẹ cho ai thì ông vâng mà cho người ấy. Một hôm ông vắng nhà để vào rừng kiếm củi, có người khách đến chơi, mẹ ông muốn cho ông về ngay, nhưng không biết phải làm cách nào, liền cắn vào đầu ngón tay để động lòng con mình. Quả nhiên ở trong rừng ông cảm cảm thấy trong lòng quặn đau, vội vã gánh củi về nhà.
Diễn Quốc Âm:
Đời Chu Mạt có thầy Tăng Tử,
Thờ mẹ cha thời giữ chí thành,
Bữa thường rượu thịt ngon lành,
Cho ai, vâng cứ đinh ninh chẳng rời,
Nhà bần bạc thường vui hái củi,
Quảng mù xanh thui thủi non xâu.
Mẹ ngồi tựa cửa bóng sau,
Nhân khi khách đến trông mau con về.
Rối trong dạ nhân khi cùng túng.
Cắn ngón tay cho động lòng con.
Trông non bỗng chốc bồn chồn.
Quặn đau khúc ruột bước dồn gót chân.
Quỳ dưới gối ghé gần thưa hỏi.
Lắng bên tai nghe giải nguồn cơn.
Cho hay từ hiếu, tương quan.
Non Đồng khi lỡ, khôn hàn tiếng chuông.
                                
                                 TRUYỆN THỨ IV - Mẫn Tử Khiên.
     Tên chữ là Tồn, học trò Khổng Tử, sinh vài đời Xuân Thu, mẹ ông mất sớm, người cha có vợ khác và sinh hạ được hai con. Người dì ghẻ đối với ông vô cùng khắc nghiệt, nhưng ông vẫn một lòng hiếu thuận. Mùa Đông giá rét, hai con riêng của bà thì được mặc áo lót bông, riêng Mẫn Tử Khiên thì mặc áo độn hoa lau ở bên trong. Tuy không đủ ấm, nhưng ông chẳng bao giò hở môi. Một hôm, cha ông dạo chơi ông theo đẩy xe, vì quá rét, tay cóng lại rời tay xe ra. Cha ông thấy thế biết là người kế mẫu ác nghiệt để cho ông chịu rét lạnh, liền có ý định đuổi người đàn bà cay nghiệt kia đi Ông khóc lóc và kêu van với cha xin đừng đuổi kế mẫu đi. Vì người kế mẫu còn chỉ có mình ông chịu rét, nếu bà đi rồi, cả hai em chịu rét và khổ sở lây. Cha ông nghe theo, và người kế mẫu hiểu biết chuyện hiếu thảo của người con chồng, từ đó bà thay đổi cách cư xử và trở nên bậc hiền mẫu.
Diễn Quốc Âm:
Thầy Mẫn Tử rất đường hiếu nghĩa,
Xót nhà huyên quạnh quẻ đã lâu,
Thờ cha sớm viếng khuya hầu.
Chẳng may gặp phải mẹ sau nồng nàn.
Trời đương tiết đông hàn lạnh lẻo.
Hai em thời kép áo dày bông,
Chẳng thương chút phận long đong.
Hoa lau nở để lạnh lùng một thân,
Khi cha dạo theo chân xe đẩy.
Rét căm căm xe đẩy rời tay,
Cha nhìn ngẫm nghĩ mới hay.
Nghiến răng rắp cắt đứt dây xướng tùy,
Gạt nước mắt chân quỳ miệng gởi.
Lạy cha xin xét lại nguồn cơn,
Mẹ còn chịu một thân đơn.
Mẹ đi luống để cơ hàn cả ba,
Cha trông xuống cũng sa giọt tủi.
Mẹ nghe lời cũng đổi lòng xưa,
Cho hay hiếu cảm nên từ.
Thấm lâu như đá cũng rừ lọ ai?
                                     
                                       TRUYỆN THỨ V - Trọng Do.
     Trọng Do, người ở ấp Biện, thuộc nước Lỗ, sinh vào đời Xuân Thu, học trò Khổng Tử Lộ. Thờ cha mẹ rất có hiếu. Nhà nghèo, ông thường đi đội gạo đường xa hàng trăm dặm về nuôi cha mẹ. Không có tiền mua thức ăn, phải tìm các thứ rau về nấu canh dâng lên cha mẹ dùng tạm. Sau khi cha mẹ mất, ông sang nước Sở, được vua Sở trọng dụng, phong ban tước cao sang, cấp nhiều bổng lộc. Ông thường than phiền là không còn cha mẹ để được phụng dưỡng như xưa, để ngày ngày đội gạo, bữa bữa nấu canh rau. Khổng Tử thường khen Tử Lộ là người hiếu để và thận trọng từng hành vi.
Diễn Quốc Âm:
Thầy Tử Lộ cũng người nước Lỗ,
Thờ hai thân từng bữa canh lê.
Thường khi đội gạo đi về.
Xa xôi trăm dặm nặng nề hai vai,
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc.
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng.
Xe trăm cỗ, thóc muôn chung.
Ngồi chồng đệm ghép, ăn chồng vạc cao,
Thân phú quý ngẫm vào thêm tủi.
Đức cù lao chạnh tới càng đau.
Nào khi đội gạo canh rau,
Muốn còn như cũ dễ hầu được ru.
Lòng thắc mắc nghìn thu vẫn dễ,
Biết bao giò cam chỉ đền công,
Cho hay dạ hiếu khôn cùng.
Dẫu Tam công chẳng đổi lòng thần hôn
                               
                                    TRUYỆN THỨ VI - Diễm Tử.
     Diễm Tử sinh vào đời nhà Chu, thờ cha mẹ hết lòng. Cha mẹ già, đôi mắt lòa không trông rõ, thèm muốn được uống sửa hươu. Diễm Tử liền lấy da hươu khô làm áo mặc vào giả hươu con vào rừng đến gần các hươu mẹ có sửa, vắt lấy đem về dâng cho hai thân. Một hôm, Diễm Tử gặp bọn săn tưởng lầm là hươu, dùng cung tên toan bắn Diễm Tử vội vàng bỏ lớp hươu ra trình bày mọi lẽ, bọn thợ săn thôi không bắn nữa.
Diễn Quốc âm:
Chu Điễm Tử làm con rất thảo,
Chiều hai thân tuổi lão cao niên,
Mắt trần khuất nguyệt mờ sao,
Sửa hươu người những ước ao từng ngày,
Vật khó kiếm thường khôn hay thường đôi,
Phải lo phương tìm tỏi cho ra,
Hươu khô tìm lấy lột da.
Mặc làm sắc áo để hòa lẫn theo.
Chốn non thẳm tìm vào bầy lứa,
Sẽ dần dà lấy sửa nuôi thân,
Bỗng đâu gặp lũ đi săn,
Rắp buông cung bắn không phân vật người.
Đem tâm sự tới nơi bày tỏ,
Chút hiếu tình nghe rõ cũng thôi,
Cho hay cung một tính trời,
Mảnh son cũng động được người vũ phu.
                                   
                                        TRUYỆN THỨ VII - Lão Lai Tử.
     Lão Lai Tử vốn người ở nước Sở, sinh vào đời Xuân Thu, đã 70 tuổi mà cha mẹ vẫn còn sống, ông thờ cha mẹ rất có hiếu. Không muốn cha mẹ thấy con già nua mà lo buồn, ông thường mặc áo sặc sỡ, rồi tay múa miệng hát trước mắt cha mẹ. Lại có khi bưng nước hầu cha mẹ, ông giả vờ trợt té rồi ngồi khóc oa oa trước mặt cha mẹ như trẻ nít mới lên 5, 3 tuổi vậy. Cha mẹ vui cười trước trò ngộ nghĩnh của con mình.
Diễn Quốc âm:
Lão Lai Tử đời Chu, cao sĩ,
Thờ hai thân chẳng trễ ngọt bùi,
Tuổi già đã đúùng bảy mươi,
Nói năng chẳng chút hở môi rằng già,
Khi thong thả mẹ cha ngồi trước,
Ghé gần vào bắt chước trẻ thơ,
Thấp cao điệu múa nhởn nhơ,
Xênh xoang màu áo bạc phơ mái đầu,
Chốn đường thượng khi hầu bưng nước,
Giả làm điều ngã trước thềm hoa,
Khóc lên mấy tiếng oa oa,
Tưởng chừng lên bảy lên ba thuở nào.
Trên tuổi tác trông vào vui vẻ,
Áng đình vi gió thụy mưa xuân,
Cho hay nhân thử sự thân,
Trong trăm năm được mấy lần ngày vui.
                              
                      

                               TRUYỆN THỨ VIII - Đồng Vĩnh.
     Người đời nhà Hậu Hán, nhà tuy nghèo nhưng Vĩnh rất hiếu thảo. Khi cha chết trong nhà không tiền để lo việc ma chay cho ấm cúng, Vĩnh liền đến làng khác vay tiền một người nhà giàu, hứa sẽ dệt trả công 300 tấm lụa để trả vào số tiền mượn, số tiền công dệt lụa kia trội hơn gấp mấy lần tiền vay. Vay được tiền Đồng Vĩnh về lo việc tang ma cho cha xong xuôi, thu xếp việc gia đình định đến nhà người nhà giàu để dệt trả công. Dọc đường Đồng Vĩnh gặp người con gái cùng nhau hứa hẹn kết làm chồng vợ, nhưng hẹn dệt xong 300 tấm lụa, rồi sau sẽ thành hôn. Người con gái này giúp Vĩnh dệt xong 300 tấm lụa rất nhanh để trả món nợ cho người nhà giàu .
Khi cả hai cùng trở về đến ngay chỗ gặp, người con gái lúc trước, nàng ấy biến mất. Đó là vì lòng hiếu thảo của Đồng Vĩnh động lòng Trời sai tiên nữ xuống giúp.
Diễn Quốc Âm:
Đời Hậu Hán có người Đông Vĩnh.
Nhà rất nghèo mà tính rất thành,
Thấu chăng, chẳng thấu trời xanh.
Phụ tang để đo, nhân tình còn chi,
Liều thân thể làm thuê công việc,
Miễn cầu cho thể phách được yên.
Cực người thay, nhẽ đồng tiền,
Đem thân hiếu tử, băng miền phú gia.
Bỗng gặp kẻ đàn bà đâu đó.
Xin kết làm phu phụ cùng đi,
  Lụa ba trăm tấm dệt thuê,
Trả xong nợ ấy mới về cùng nhau.
Tới chốn gặp bỗng đâu thoắt biến.
Là tiên cô trời khiến giúp công,
Mới hay trời vốn ở lòng,
Há rằng cao thẳm nghìn trùng mà xa.
                                 
                                     TRUYỆN THỨ IX - Quách Cự.
     Người đời nhà Hán, thờ mẹ chí hiếu, nhân khi cửa nhà sa sút, thường bữa ông thấy mẹ không dám ăn no, cứ bớt phần cơm để đưa cho con của ông mới vừa lên 3 tuổi ăn. Hai vợ chồng cùng nhau bàn bạc: Mẹ già không đủ ăn, mà vợ chồng ta còn sinh đẻ được, nếu để con mình chia xẻ ngọt bùi của mẹ là không phải đạo. Thế rồi hai vợ chồng định đào hố chôn con đi. Khi hai vợ chồng đào hố xuống chừng được phân nữa, thì bỗng tìm thấy một hủ vàng, trên miệng có đề hàng chữ:
     “Hiếu Tử Quách Cự, Hoàng Kim nhất hủ dung dĩ tứ nhữ”.
     Nghĩa là: Người con hiếu là Quách Cự một hủ vàng đầy để cho nhà ngươi. Nhờ đó mà hai vợ chồng khỏi phải chôn con và có đủ tiền phụng dưỡng mẹ già.

Diễn Quốc âm:
Hán Quách Cự cửa nhà sa sút,
Thờ mẫu thân chăm chút mọi bề.
Con còn ba tuổi biết gì,
Bữa ăn từ mẫu thường thì bớt cho.
Trông thấy mẹ bữa no, bữa đói.
Với hiền thê than nỗi khúc nôi,
Mẹ già đã chẳng hay nuôi.
Để con xẻ ngọt chia bùi sao đang,
Vợ chồng ta còn phen sinh đẻ.
Mẹ già rồi hồ dễ được hai,
Nói thôi! giọt vắn giọt dài,
Đào ba thước đất để vùi tình thâm.
May đâu thấy hoàng câm một hu,
Chữ Trời cho đề rõ rành rành,
Cho hay trời khéo ngọc thành.
Hiếu tâm đâu dễ đoạn tình cha con.
                                 
                                         TRUYỆN THỨ X - Khương Thi
     Người đời Hán có vợ là Bàng Thị, cả hai vợ chồng đều hiếu thảo. Mẹ chồng muốn uống nước sông, hàng ngày Bàng Thị phải đi thật xa, để gánh nước về. Trời rét, mẹ muốn ăn gỏi cá tươi, vợ chồng cố tìm cho đủ đem về. Lại sợ mẹ ở một mình buồn bực, nên thường mời các bà bên cạnh đến chơi. Về sau, tự nhiên ở bên cạnh nhà có suối nước ngọt chảy ra giống như vị nước sông, hàng ngày lại có hai con cá chép đủ làm gỏi cho mẹ dùng. Từ đó, Bàng Thị và chồng không phải đi quảy nước xa, và kiếm cá nữa.
Diễn Quốc âm:
Hán Khương Thị nhà còn lão mẫu,
Vợ Họ Bàng vẹn đạo chữ tòng,
Mẹ thường muốn uống nước sông.
Vợ từng đi gánh thay chồng hầu cô,
Mẹ thường muốn ăn đồ gỏi ghém.
Vợ chồng đều tìm kiếm đủ mùi,
Lại mời lân ẩu sang chơi,
Để bồi cùng mẹ cho vui bạn già,
Bên nhà bỗng chảy ra suối ngọt.
Với nước sông in một mùi ngon.
Lý Ngư ngày nhảy hai con,
Đủ trong cung cấp thần hôn thường lề.
Rày thong thả bỏ khi lận đận.
Cam thỏa lòng dâu thuận, con hiền,
Cho hay gia đạo khi nên.
Đã con hiếu, lại được hiền cả dâu.
                                   
                                      TRUYỆN THỨ XI - Thái Thuận.
     Người đời nhà Hán, mồ côi cha từ thuở còn bé, nhà rất nghèo. Lý Thái Thuận hết lòng thờ mẹ. Gặp năm mất mùa đói kém vì loạn lạc, Thái Thuận vào rừng tìm trái dâu về để ăn thay cơm. Được trái nào chín, Thuận để qua một bên, trái nào vừa đỏ để qua một bên khác. Gặp tướng Xích My đi ngang qua, trông thấy hỏi Thuận vì cớ nào lại phải lựa dâu để riêng ra như vậy. Thuận liền đáp: Trái nào chín ngọt dành phần cho mẹ tôi, trái nào đỏ còn chua, đó là phần của tôi. Tướng giặc khen Thuận là người con hiếu, liền truyền quân lính cho một thúng gạo và một đùi thịt trâu để khen thưởng.
Diễn Quốc âm:
Người Thái Thuận ở sau Đời Hán.
Dạ thờ thân tiết loạn khôn lay,
Đường cơn khói lữa mây bay,
Liền năm hoang khiểm, ít ngày đủ no.
Nơi rừng rậm kiếm đồ nuôi mẹ,
Nhặt quả dâu chia để làm hai,
Tặc đồ trông thấy nực cười.
Hỏi: Sao bày đặt hai nơi cho phiền?.
Rằng Quả ấy sắc đen thì ngọt,
Dâng mẹ già gọi chút tình con.
Còn là sắc đỏ chẳng ngon,
  Cái thân cay đắng dám còn sợ chua,
Giặc nghe nói khen cho hiếu kính.
Bước lưu ly mà gánh cương thường,
Truyền quân tiền của sẳng sàng.
Vó tr6au một chiếc, gạo lương một bầu,
Mừng trong dạ bước mau nhẹ gót,
Về tới nhà, miếng sốt dâng qua,
Cho hay người cũng người ta,
Biết đâu đạo tặc chẳng là lương tâm?
                                     
                                      TRUYỆN THỨ XII - Đinh Lan.
     Người đời nhà Hán, mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ, khi trưởng thành, nhớ công ơn cha mẹ, thuê thợ tạc tượng cha mẹ bằng gỗ để thờ phượng. Ngày dâng hai bữa cơm, tối đến lại lo quạt màn, sửa soạn gối chăn, hầu hạ chăm nom in như hồi cha mẹ còn sống. Phụng thờ như vậy trong mấy mươi năm. Về sau, vợ Đinh Lan sinh chán nản, lại dùng kim châm vào kẻ tay trượng gỗ xem có gì lạ không. Không ngờ nơi ấy cứ nhỏ từng giọt máu tươi xuống mãi.
     Đến bữa, Đinh Lan bưng cơm vào cúng, nhìn thấy tượng gỗ rướm nước mắt, kẻ tay lại chảy máu. Ông biết là vợ đã châm kim vào tay cha mẹ, liền đuổi bỏ người vợ ngay.
Diễn Quốc Âm:
Hán Đinh Lan thuở còn thơ ấu,
Bóng xuân huyên khuất dấu non xanh.
Đến nay tuổi đã trưởng thành,
Cám công sơn hải, thiệt tình trân cam.
Tưởng dung mạo khắc làm mộc tượng,
Cứ bữa thường phụng dưỡng như sinh,
Khi chăn gối, buổi cơm canh,
Mấy mươi năm, vẫn lòng thành trước sau,
Phải người vợ kính lâu nên trễ,
Thử lấy kim châm kẻ ngón tay
Bỗng đâu giọt máu chảy ngay,
Ai hay tượng gỗ lâu ngày thiêng sao?
Khi đến bữa chồng vào đặt lễ
Mắt tượng rơi hàng lệ chứa chan
Xét xem mới biết nguồn cơn,
Nỗi bừng lá giận, dứt tan dây tình.
Há phải nhẫn, mà đành phụ nghĩa,
Hiếu với tình nặng nhẹ phải cân,
Cho hai thành hẳn lên thần,
Há rằng u hiển, mà phân vân, tồn.
                                
                     
                               TRUYỆN THỨ XIII - Lục Tích.
     Người đời Đông Hán, từ lúc mới lên 6 tuổi đã biết hiếu thảo. Một hôm Lục Tích theo cha sang quận Cửu Giang viếng Viên Thuật. Họ Viên làm việc thết đãi, Lục Tích thấy trong tiệc có quít ngon, bèn lấy hai trái bỏ vào túi áo dấu. Đến khi chào Viên Thuật ra về, Vô ý để quít lọt ra ngoài. Viên Thuật nói đùa: Sao lấy quýt giấu như thế?. Lục Tích đáp ngay: Mẹ tôi thích ăn quít lắm. Nhân tiện trong tiệc có quít ngon nên tôi giấu vài quả đem về biếu mẹ tôi. Viên Thuật khen Tích là người con chí hiếu.
Diễn quốc âm:
Hán Lục Tích thươ còn sáu tuổi,
Quận Cửu Giang đến với họ Viên,
Trẻ thơ ai chẳng yêu khen,
Quít ngon đặt tiệc tiểu diên đãi cùng,
Cất hai quả vào trong tay áo,
Tiệc tan xong từ cáo lui chân,
Trước thềm khúm núp gởi thân,
Vô tình quả quít nẩy lăn ra ngoài,
Viên trông thấy cười cười hỏi hỏi,
Sao khách hiền mang thói trẻ thơ?
Thưa rằng: Mẹ vốn tính ưa,
Vật ngon dành lại để đưa mẹ thì.
Viên nghe nói trọng vì không xiết,
Bé con con mà biết hiếu thân,
Cho hay phú giữ thiên chân,
Sinh ra ai cũng sẵn phần thiện đoan.
                                    
                                   TRUYỆN THỨ XIV - Giang Cách.
     Sinh vào đời nhà Hán, mồ côi cha từ lúc còn bé, Giang Cách chí hiếu. Trong lúc loạn lạc họ Giang cõng mẹ lánh nạn, giữa đường gặp giặc toan bắt đi. Ông kêu van khóc lóc thảm thiết và cho biết còn mẹ già phải phụng dưỡng, nay nếu ông bị bắt đi thì mẹ già không người nuôi nấng. Thấy tình cảnh của Giang Cách đáng thương, giặc tha cho về. Giang Cách liền cõng mẹ chạy về Hạ Bì, cố hết sức làm thuê làm mướn để nuôi mẹ qua cơn loạn lạc.
Diễn Quốc âm:
Hán Cách Giang cô đơn từ bé,
Bước truân chuyên với mẹ đồng cư,
Đương cơn loạn lạc bơ vơ,
Một mình cõng mẹ vẫn vơ dọc đường.
Từng mấy độ chiến trường gặp giặc,
Giặc cố tình hiếp bắt đen đi,
Khóc rằng Thân mẹ lưu ly,
Tuổi gì bóng chếch biết thì cậy ai?
Giặc nghe nói thoắt thôi chẳng nỡ,
Rồi dần dà qua ở Hạ Bì,
Dấn mình gánh mướn làm thuê.
Miễn nuôi được mẹ quản gì là thân.
Áng xuân phong tươi nét từ nhan,
Cho hay những lúc gian nan,
Thật vàng, dẫu mấy lửa than cũng vàng.
                                  TRUYỆN THỨ XV - Hoàng Hương .
     Người đời Đông Hán, mẹ mất vào lúc mới lên 9 tuổi. Hoàng Hương Hoàng Hương gào thét và kêu khóc thảm thiết, người trong làng cho là con có hiếu. Thờ cha rất mực cung kính, sớm khuya hầu hạ, không dám lãng xao. Mùa đông, Hoàng Hương nằm ủ vào chăn chiếu của chad9e63 được truyền hơi nóng cho cha khỏi rét, đến mùa hè quạt màn gối của cha để cho mát mẻ luôn, nhờ đó mà cha được ăn ngon ngủ yên, quanh năm quanh năm vui vẻ không biết có mủa đông, mùa hè. Quan Thái thú ở quận ấy nhận thấy họ Hoàng là người con hiếu thảo, liền làm sớ tâu vua Hán. Hán đế ban cho Hoàng Hương tấm biển vàng đề chữ là người con hiếu để.
Diễn Quốc Âm:
Đời Đông Hán Hoàng Hương chín tuổi,
Khuất bóng từ dòi dõi nhớ thương.
Hạt Châu khôn ráo hai hàng,
Tiếng đồn vang dậy trong làng đều khen.
Thờ nghiêm phụ cần chuyên khuya sớm,
Đạo làm con chẳng dám chút khuây,
Trời khi nắng hạ chầy chầy,
Quạt trong mán gối hơi bay mát rầm.
Trời đông buổi sương đầm tuyết thắm,
Ấp hơi mình cho ấm chiếu chăn.
Vì con cha được yên thân,
Bốn mùa không biết có phần Hạ, Đông,
Tiếng hiếu hạnh cảm lòng quận thú.
Biển nên treo chói đỏ vàng son.
Cho hay tuổi trẻ mà khôn,
Nghìn thu biết đạo làm con mấy người?
                               
                            TRUYỆN THỨ XVI - Vương Thôi.
      Người nước Ngụy đời Tam Quốc, cha làm quan nhà Ngụy. Sau nhà Tây Tấn diệt nước Ngụy nhất thống thiên hạ. Cha Vương Thôi bị nhà Tây Tấn giết hại, ông quá thương xót, phủ phục trước mộ khóc mãi. Tương truyền nước mắt ông chảy quá nhiều, làm cho cây trắc bên mồ kkhô héo được tươi lại. Suốt đời Vương Thôi không bao giờ ngồi day mặt về hướng Tây, (vì Tây Tấn ở phương Tây) để tỏ ý chí cương quyết không bao giờ làm tôi cho nhà Tây Tấn.
     Mẹ ông lúc sinh thời hay sợ sấm, cho nên khi mất rồi, hễ khi nào trời mưa có sấm chớp, ông lại ra mồ mà khấn rằng Có con đây rồi cốt để cho mẹ khỏi sợ. Biết ông là người tài giỏi, nhà Tây Tấn nhiều lần mời ông ra làm quan, nhưng ông cương quyết khước từ, ở nhà mở trường dạy học. Mỗi khi ông giảng sách cho học trò đến thiên Lục Nga trong Kinh thi có câu: Phụ Hề sinh ngã ông nhớ đến cha rồi tự nhiên nước mắt tuôn rơi, học trò đều cảm động và bỏ thiên Lục Nga không dám đọc nữa.
Diễn Quốc âm:
Ngụy Vương Thôi gặp đời Tây Tấn,
Vì thù cha lánh ẩn cao bay.
Bên mồ khóc đã khô cây,
Trọn đời ngồi chẳng hướng Tây lúc nào,
Khi sấm sét tìm vào mồ mẹ.
Lạy khóc rằng Con trẻ ở đây,
Bởi vì tính mẹ xưa nay,
Vốn từng sợ sấm những ngày gió mưa.
Nên coi sóc chẳng từ sớm tối,
Thần phách yên, dạ mới được yên.
Trong khi đọc sách giảng truyền,
Tới câu sinh ngã lệ tràn như tuôn.
Ngập ngừng kẻ cấp môn cũng cảm,
Thơ Lục Nga chẳng dám còn ngâm,
Cho hay thử lý thử tâm.
Sư, sinh cũng thấm tình thâm khác gì.
                                 
                                    TRUYỆN THỨ XVII - Ngô Mãnh.
     Người đời nhà Tấn, lúc mới lên 8 tuổi đã biết thờ mẹ rất có hiếu, nhà nghèo, mùa hè nhiều muỗi, không có tiền mua màn, sợ cha mẹ bị muỗi đốt, Ngô Mãnh cởi trần nằm cho muỗi đốt mà chẳng dám xua đuổi, để cha mẹ được ngủ yên.
Diễn Quốc âm:
Tấn Ngô Mãnh tuổi thì lên tám.
Lòng sự thân chẳng dám khi nhàn,
Cực về một nỗi bần hàn.
Có giường không đặt, không màn ngoài che.
Trời đương buổi đêm hè nóng nảy,
Tiếng muỗi kêu vang dậy dường mưa,
Xót thay hai đấng nghiêm từ,
Để người chịu muỗi bây giờ biết sao.
Nghĩ da thịt phương nào thay lấy,
Quyết nằm trần muỗi mấy chẳng xua.
Rầu lòng cho muỗi được no,
Để người êm ái giấc hòe cho an.
Tuổi tuy bé nhưng gan chẳng bé,
Dạ ái thân đến thế thời thôi.
Cho hay phú tính bởi trời,
Những đau trong ruột, dám nài ngoài da
                             
                                TRUYỆN THỨ XVIII - Vương Tường.
     Người đời nhà Tấn, mẹ mất sớm. Vương Tường ở với cha, nhưng bị bà mẹ ghẻ rất sâu cay thường kiếm lời nói ra nói vào, khiến cho cha ông ghét bỏ. Nhưng ông không oán ghét bà mẹ ghẻ mà ăn ở rất có hiếu. Mùa đông, nước đóng lại thành băng, bà mẹ ghẻ đòi ăn cá tươi, ông cởi trần trên băng giá để tìm cá. Bỗng nhiên băng nứt đôi ra, có hai con cá chép nhảy lên, ông bắt về làm món ăn cho kế mẫu. Trước lòng hiếu thảo chân thành của đứa con chồng, bà mẹ ghẻ hồi tâm và cha của Vương Tường cũng hết giận, từ đó hai người yêu mến đứa con như vàng.
Diễn Quốc Âm:
Người Vương Tường cũng là đời Tấn,
Tủi huyên đường sớm lẫn bóng xa,
Mẹ sau gặp cảnh chua ngoa.
Tiếng gièm thêu dệt với cha những điều,
Lòng cha chẳng còn yêu như trước.
Lòng con thường chẳng khác như xưa,
Mẹ thường muốn bữa sinh ngư,
Giá đông trời lạnh bây giờ tìm đâu.
Trên váng đóng, quyết cầu cho thấy.
Cởi áo nằm rét mấy cũng vui,
Bỗng đâu váng lở làm hai,
Lý Ngư may được một đôi đem về.
Bữa cung cấp một bề kính thuận,
Mẹ cha đều đổi giận làm lành,
Cho hay hiếu cảm tại mình,
Dẫu trăm giận, lúc hả tình cũng thôi.
                           
                                  TRUYỆN THỨ XIX - Dương Hương.
     Dương Hương sinh vào đời nhà Tấn, vừa 14 tuổi đầu đã tỏ ra chí hiếu, cha đi đâu cũng theo hầu một bên. Một hôm, hai cha con cùng đi thăm ruộng nơi xa, gần vùng núi rừng, giữa đường gặp một con hổ chực nhảy đến vồ cha, Dương Hương cố liều chết, nhảy vào với đôi tay không quyết cùng sinh tử với con hổ. Ông đánh rất hăng, cuối cùng hổ hoảng sợ bỏ chạy, cha ông nhờ đó mà thoát chết.
Diễn Quốc âm:
Tấn Dương Hương mới mười bốn tuổi,
Cha bước ra hằng ruỗi theo cha.
Phải khi thăm lúa đường xa.
Chút thân tuổi tác thoắt sa miệng hùm,
Đau con mắt hầm hầm nỗi giận.
Nắm tay không vơ vẫn giữa đường,
Hai tay chận dọc đè ngang,
Ra tay chống với hổ lang một mình.
Hùm mạnh phải nhăn nanh lánh gót,
Hai cha con lại một đoàn về,
Cho hay hiếu mạnh hơn uy,
Biết cha thôi lại biết chi có mình.
                                
                                   TRUYỆN THỨ XX - Mạnh Tông.
     Người ở đất Giang Hạ, về đời Tam Quốc, mồ côi cha, Mạnh Tông ở với mẹ rất có hiếu. Một hôm, bà mẹ của Mạnh Tông đau thèm ăn canh măng, nhưng bấy giờ là mùa đông, khó tìm ra măng. Ông đi vào trong rừng tre, ngồi bên gốc tre mà khóc. Bỗng đâu có mấy mục măng từ dưới đất mọc lên, quá mừng rỡ. Mạnh Tông mang về nhà nấu canh cho mẹ ăn. Ăn xong bà mẹ liền hết bịnh. Người ta cho rằng lòng hiếu động của Mạnh Tông, động lòng trời, nên măng mọc lên để cho ông được tròn chữ hiếu. Về sau này có một loại măng màu xám được đặt tên là Mạnh Tông, hình dáng trông rất đẹp và ăn ngon.


Diễn Quốc âm:
Ngô Mạnh Tông phụ thân sớm khuất,
Thờ mẫu thân lòng thực khăng khăng,
Tuổi già trằn trọc băn khoăn.
Khi đau nhớ bát canh măng những thèm.
Trời đông tuyết biết đâu tìm được.
Chốn trúc lâm phải bước chân đi
Một thân ngồi tựa gốc tre.
Ôm cây kêu khóc nằn nì với cây.
Giữa bình địa phút giây bỗng nứt,
Mấy giò măng mặt đất nỗi lên.
Đem về điều đặt bữa canh,
Ăn rồi bệnh mẹ lại lành như xưa.
Măng mùa lạnh bây giờ mới thấy.
Để về sau nhớ lấy cỏ cây.
Cho hay hiếu động cao dày.
Tình sâu cũng khiến cỏ cây cũng tình.
                           
                                     TRUYỆN THỨ XXI - Sưu Kiềm Lâu.
     Cũng chép là Sứu Kìm Lâu Người nước Tề, được nổi tiếng là chí hiếu. Khi được bổ nhậm là Thái Thú ở quận Bình Lăng, đến nhậm chức được mười hôm, bỗng Kiềm Lâu thấy tâm thần bàng hoàng, mồ hôi chảy như tắm, biết là nhà có việc chẳng lành, liền xin từ chức. Về đến nhà, mới hay cha đau nặng đã hai ngày. Kiềm Lâu lại nghe thầy thuốc nói hễ người bệnh nặng mà phân đắng thì chữa khỏi, bằng trái lại phân ngọt thì khó chữa. Ông liền nếm thử phân của cha thì thấy ngọt, lòng vô cùng lo lắng đứng ngồi không yên. Đêm đêm ông đốt hương nhắm sao Bắc Đẩu. mà khấn xin được chết thay cha. Sau ông nằm mơ thấy có một người cầm một thẻ vàng có mấy chữ: Sắc trời cho bình an. Quả nhiên ngày hôm sau cha ông được khỏi bệnh ngay.
Diễn Quốc Âm:
Kiềm Lâu có danh Tề Quốc,
Huyện Bình Lăng nhậm chức thân dân.
Tới Nha chưa được một lần,
Như dội tâm thần thường đau.
Vó câu buồn bả.
Thăm cha bệnh đã hai ngày,
Nếm dơ vâng cứ lời thầy,
Đầu lưỡi chua cay trong lòng,
Chữ dạy bệnh trung nghi khổ,
Làm sao bệnh đở mới cam,
Đêm đêm hướng bắc triều tam.
Tánh mạng thay làm thân cha.
Cầu khẩn thấu tòa tinh tú,
Bình an vui thú đình vi,
Cho hay máy động huyền vi.
Minh truyện trước còn ghi kim đằng.
                         
                        TRUYỆN THỨ XXII - Đường Thị vợ Họ Thôi.
     Đường Thị, vợ nhà họ Thôi, ở với mẹ chồng rất có hiếu. Mẹ chồng quá già rụng cả răng, không nhai được cơm. hàng ngày Đường thị phải tắm rửa thật sạch sẻ rồi cho mẹ bú. Nhờ đó mẹ chồng mấy năm liền không ăn mà vẫn được no. Cảm ơn nàng dâu hiếu để, mẹ chồng không biết lấy gì đền đáp, lúc sắp chết liền khấn nguyện trời phật cho con cháu nhà họ Thôi sau này người nào cũng hiếu thảo như Đường Thị vậy. Quả nhiên về sau con cháu dâu nhà họ Thôi người nào cũng bắt chước gương tốt của Đường Thị ăn ở hiếu thuận với nhà chồng. Họ Thôi nhờ đó được hưng thịnh.
Diễn Quốc Âm:
Dâu họ Thôi ai bằng Đường Thị,
Thương mẹ chồng niên kỷ đã cao.
Không răng ăn dễ được nào.
Ngày ngày lau chải ra vào thăm coi,
Lấy sửa ngọt thay mùi cơm cháo.
Mấy năm trời chẳng gạo mà no,
Vì dâu dốc dạ thờ cô.
Da mồi tóc bạc bốn mùa như xuân,
Ơn lòng ấy khôn phần báo lại,
Buổi lâm chung nhủ với hoàng thiên.
Xin cho nguyền được như nguyền.
Dâu dâu ngày khác lại hiền như dâu,
Ai nghe cũng răn nhau hiếu kính.
Cữa Thôi gia hưng thịnh đời đời.
Cho hay gia khánh lâu dài,
Báu nào còn báu hơn người dâu ngoan.
                              

                             TRUYỆN THỨ XXIII - Châu Thọ Xương.
     Châu Thọ Xương, người Tống, là con của người vợ thứ. Năm ông vừa lên 7 tuổi, người vợ cả đuổi mẹ ông đi. Về sau ông được làm quan nghĩ đến công sinh thành tác tạo của mẹ đang sống lưu lạc khổ sở, ông cảm thấy chua xót trong lòng. Ông liền xin từ quan chức để đi tìm mẹ đẻ. Trước khi đi, ông thề rằng: Nếu không tìm được mẹ chết cũng đành Tìm kiếm khắp nơi, may đến đất Đồng Châu mẹ con lại được trùng phùng. Tuy xa cách nhau đến năm mươi năm, mẫu tử được đoàn viên, ông lấy làm vui mừng. Ông liền rước mẹ về ở chung và phụng dưỡng tận tình.
Diễn Quốc Âm:
Chu Thọ Xương làm quan Tống đại,
Mẹ sinh ra bảy tuổi lìa lòng,
Bởi vì đích mẫu chẳng dung.
Đem thân bồ liễu, bạn cùng nước non.
Muôn nghìn dặm, mẹ con xa khuất.
Năm mươi năm trời đất bơ vơ,
Sinh con những tưởng cậy nhờ.
Cái thân sung sướng bây giờ mà chi?
Bỏ quan chức, quyết đi tìm mẹ,
Nặng lời thề nói với gia nhân,
Thân này chẳng gặp từ thân,
Thời liều sống thác với thân cho đành.
                       
                             TRUYỆN THỨ XXIV - Hoàng Đình Kiên.
     Người đời nhà Đường, làm quan đến chức Thái Sử, một chức quan coi về việc chép sử, thờ cha mẹ rất có hiếu. Tuy làm chức quan cao, nhà có nhiều đầy tớ hầu hạ, nhưng ông tự mình săn sóc đến những thứ cần dùng của cha mẹ. Những đồ dùng tiểu tiện của cha mẹ, dù dơ bẩn thế nào, ông cũng chính tay lau rửa và không bảo đầy tớ làm.
Diễn Quốc âm:
Triều Nguyên Hữu có thầy Tăng trực,
Là họ Hoàng ngồi chức sử thần,
Ơn vua đã nhẹ tấm thân,
Phận con, vẫn giữ thờ thân như ngày.
Đồ dơ bẩn tự tay lau chuốt,
Việc tầm thường chẳng chút đơn sai,
Há rằng sai khiến không ai,
Đem thân quan trọng thay người gia nô,
Chức nhân tử phải cho cần khổ,
Có mẹ cha mới có thân ta,
Cho hay đạo chẳng ở xa,
Hay là hiếu tử mới ra trung thần
     Để giới thiệu truyện Nhị Thập Tứ Hiếu trong phần Khai Mào, tác giả đã nói qua về sự hiếu thân là trọng trong đạo làm người. Con người quên công sinh thành của cha mẹ không còn xứng đáng đứng trong trời đất nữa:
Người tai mắt đứng trong trời đất,
Ai là không cha mẹ sinh thành,
Gương treo đất nghĩa trời kinh,
Ở sao cho xứng chút tình làm con.
Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết
Thì suy ra trăm nết đều nên,
Chẳng xem thuở trước Thánh Hiền,
Thảo hai mươi bốn, thơm nghìn muôn thu.
     Trong phần Kết luận, tác giả tóm tắt lại những ý chính trong bao nhiêu truyện của các bậc hiếu tử, từ những người đỗ đạt ra làm quan cho đến những hạng thứ dân, không ai có thể vượt qua đạo lý cổ nhân, và không ai quên được Tam cương và Ngũ thường. Cho nên, mọi người đều phải xem chữ hiếu là trọng:
Bấy nhiêu cổ tích cổ nhân về trước.
Cách nghìn xưa như tạc một lòng,
Kể chi kẻ đạt người cùng,
Lọt lòng ai trốn khỏi vòng di luân,
Buổi công hạ cảm thân dày đội,
Xa hương quan gần cõi Thánh Hiền,
Trông vào những thẹn bóng đèn,
Muốn lưu gia phạm, nên truyền quốc âm.
                                               *** HẾT *** (09/9/2010 )