Bài 1: Sài Gòn và
siêu thị đầu tiên ở Việt Nam
Phạm Công Luận – Theo
Thanh Niên – 26 Feb 2015
Siêu thị Nguyễn Du, khu siêu thị đầu tiên ở Sài Gòn và có thể nói
là toàn cõi VN mở cửa năm 1967, mang đến cho nhiều gia đình công tư chức ở Sài
Gòn những tiện lợi trong chuyện mua sắm mà trước đó không hề có.
Diễn viên điện ảnh Kiều Chinh đến mua hàng tại siêu thị Nguyễn Du
Một dịp sát tết, tôi
được đến siêu thị với anh trai, thấy nó giống một cửa hàng cực lớn, máy lạnh
mát rượi và đầy những thứ lạ lẫm. Khách mua hàng toàn những người lớn ăn bận lịch
sự, nam với áo chemise bỏ vào quần, những người lính và nhiều phụ nữ bận áo
dài. Do xe đẩy không có nhiều như bây giờ, khách mua hàng toát mồ hôi sắp hàng
tính tiền, tay lủ khủ hàng hóa trong những cái túi lưới.
Siêu thị Nguyễn Du
được thiết lập ở góc đường Nguyễn Du và Chu Mạnh Trinh, Sài Gòn (hai con đường
này nay thuộc quận 1, tên đường không thay đổi cho đến nay) do Tổng cuộc Tiếp
tế thành lập. Theo một số tài liệu, năm 1966, ông Trần Đỗ Cung, đứng đầu cơ
quan trên được giao nhiệm vụ quân bình thị trường. Ngoài việc cấp bách như giải
quyết những việc cần thiết cho đời sống người dân như nhập xe gắn máy, điều hòa
việc phân phối thịt heo, gạo, ông dự tính thiết lập tại VN các trung tâm bán lẻ
để phục vụ đại chúng, nhất là những người có đồng lương ổn định.
Đầu tháng 2.1967, một
phái đoàn do ông Cung cử ra đã đến thăm chợ Mỹ (Commissary) ở đường Hùng Vương,
Chợ Lớn để quan sát hoạt động cùng cách tổ chức của cơ sở này. Sau đó một tuần,
ông Trần Đỗ Cung cùng một chuyên viên tài chính lên đường đi Philippines theo
lời mời của Tập đoàn siêu thị Makati ở thủ đô Manila để nghiên cứu về quản lý,
kiểm soát, tổ chức và sản xuất thực phẩm. Họ còn tiếp tục đến Hồng Kông , Singapore
để tham quan các siêu thị. Sau đó, tổ chức đào tạo về cách vận hành siêu thị
cho nhân viên và tổ chức một khu chợ tết vào tháng 1.1967, vừa để phục vụ việc
mua sắm tết vừa tổ chức buôn bán theo hình thức mới để huấn luyện nhân viên của
mình.
Theo hồi ký của ông
Trần Đỗ Cung xuất bản tại Mỹ năm 2011, một kiến trúc sư người Đức tên Meier đã
được thuê vẽ họa đồ xây cất siêu thị, phối hợp với Công ty NCR về trang bị,
thiết bị bên trong. Ngày 16.10.1967, siêu thị đầu tiên ở VN chính thức ra đời,
mở đầu một kỷ nguyên mới cho ngành bán lẻ. Từ cửa vào, khách đi tay không vô
siêu thị bằng một cửa quay, tự lấy một giỏ xách hay xe đẩy và đi lựa chọn hàng
đã ghi sẵn giá trên kệ. Chọn xong, họ tính tiền ở các quầy thu ngân có máy tính
tự động. Siêu thị này có 6 quầy thu ngân ở cửa ra, trong đó có một “quầy hỏa
tốc” dành cho những người mua ít hàng. Còn có một lối ra cho người không mua
hàng. Cách thức không khác gì siêu thị ngày nay, nhưng khi nó được áp dụng cách
nay gần 50 năm thì là một sự ngạc nhiên và kỳ thú đối với khách mua hàng Sài
Gòn. Trong hồi ký, tác giả tả không khí lúc đó: “Siêu thị đã hoàn tất trên
đường Nguyễn Du, có bãi đậu xe rộng rãi. Ngày khai trương cả đoàn xe Honda,
Mobylette và Vespa rầm rập kéo đến chở vợ con hí hửng bước vào ngôi chợ tối tân
mới mở cửa, phục dịch khách mua hàng một cách niềm nở và lịch sự”.
Sau khi khai trương
hơn một tháng, siêu thị Nguyễn Du tổ chức một sự kiện đánh dấu sự thành công
của mình. Khi người khách thứ 100.000 đến đây và đặt tay vào cửa quay, loa
phóng thanh phát to: “Hoan nghênh công dân siêu thị thứ 100.000, là anh Lê Văn
Sâm…”. Anh được choàng băng kỷ niệm và được ông quản đốc trao tặng giải thưởng
trị giá 10.000 đồng.
Siêu thị Nguyễn Du nằm
trên diện tích 30.000 m2, ở một khu phố còn vắng vẻ không phù hợp cho việc buôn
bán lắm nhưng khi siêu thị được lập ra, số khách hàng lui tới được đánh giá là
“ngoài mức tưởng tượng”. Trung bình mỗi ngày có khoảng 2.500 người đến mua sắm
và doanh thu mỗi ngày tối đa là 1,5 triệu đồng thời đó.
Trước khi siêu thị
được thành lập, trong giới doanh thương Sài Gòn, tuy rất nhanh nhạy với cái mới
đã có nhiều ý kiến cho rằng đây là việc làm “không tưởng”. Tuy nhiên, Tổng cuộc
Tiếp tế với ý định sẽ thiết lập các chuỗi dây chuyền siêu thị tư nhân đã không
chùn bước. Sau khi siêu thị này hình thành ít lâu, họ nhận được nhiều thư tán
thưởng và nhiều tư nhân tấp nập gửi đơn đến đề nghị cộng tác thiết lập siêu thị
tư nhân dưới hình thức này hay hình thức khác. Đến tháng 12, đã có hai siêu thị
tư nhân cỡ nhỏ là An Đông và Đoàn Thị Điểm mở ra. Cái thứ ba ở Biên Hòa được
trang bị để mở vào Tết Mậu Thân năm 1968.
Siêu thị này và những
siêu thị nhỏ khác ở Sài Gòn và các vùng lân cận hoạt động đến 1975 thì chấm
dứt. Sau đó là khoảng thời gian vắng bóng siêu thị cho đến gần 20 năm sau mới
xuất hiện trở lại (khoảng 1993). Đến nay nhiều người vẫn cho rằng, siêu thị ở
VN bắt đầu quá muộn mà không biết nó đã hình thành từ gần nửa thế kỷ nay và đã
được tổ chức hoạt động rất tốt không khác gì các siêu thị bây giờ.
Đi trước cả Bangkok
Sau khi siêu thị
Nguyễn Du được thành lập không lâu, ông Cung được SMI (Viện Siêu thị – Super
Marketing Institute) mời qua Bangkok (Thái Lan) gặp các nhà buôn Thái để trình
bày kinh nghiệm khi hình thành siêu thị đầu tiên này. Như vậy, dù đang trong
hoàn cảnh chiến tranh, Sài Gòn đã đi trước Bangkok, một thành phố lớn sống
trong hòa bình về việc buôn bán lẻ qua hệ thống siêu thị.
Bài 2: Trường Nữ
trung học Gia Long
By Saigon Xưa – Hòn
Ngọc Viễn Đông tổng hợp –
11 July 2012
Trường Nữ trung học Gia Long còn được gọi là trường nữ sinh
Áo Tím là một trường trung học phổ thông công lập ở Sài Gòn. Được thành
lập từ năm 1913, cho đến nay trường Gia Long là một trong những trường phổ thông lâu đời
nhất của nền giáo dục Việt Nam .
Thời Pháp thuộc
Khoảng đầu thế kỷ
20, nền giáo dục ở Việt Nam
còn mang tính chất Nho giáo nên ít chú trọng đến giáo dục nữ
giới. Xuất phát từ ý định tha thiết muốn xây dựng một nền giáo dục cho nữ
giới, năm 1908, nghị viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ Lê Văn
Trung cùng vợ của Tổng Đốc Phương và một số nhân sĩ trí thức đã
đề nghị chính quyền thực dân Pháp thành lập một ngôi trường Sơ Học Cao
Đẳng (bậc tiểu học) dành cho nữ.
Năm 1909, đơn đã được
Hội Đồng Quản Hạt chấp thuận nhưng chưa có kinh phí để thực hiện. Mãi đến ngày
6 tháng 11 năm 1913, lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng trường Nữ Học Đường Sài
Gòn mới được cử hành. Trường được xây dựng trên một khu đất rộng ở đường
Legrand de la Liraye, sau đổi tên là đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên
Phủ), bên phải là đường Bà Huyện Thanh Quan, bên trái là Đoàn Thị Điểm (Trương
Định ngày nay), phía sau là Ngô Thời Nhiệm, thuộc thành phố Sài Gòn.
Hai năm sau, ngày 19
tháng 10 năm 1915, Toàn Quyền Ernest Nestor Roume và Thống Đốc Courbell
làm khánh thành. Trong buổi lễ trọng thể này, ban tổ chức đã chọn màu tím làm
màu áo đồng phục cho nữ sinh, tượng trưng đức tính đoan trang, kín đáo và khiêm
nhường của người thiếu nữ Việt Nam . Từ
đó, trường thường được gọi là “Trường Áo Tím”.
Khóa đầu tiên trường
tuyển 42 nữ sinh, Các học sinh đầu tiên của Trường thuộc những gia đình
sống ở Sài Gòn và các vùng phụ cận. Dần dần, có nhiều học sinh từ các tỉnh lên
học nên Trường bắt đầu có nội trú.
Trường đào tạo thành
nhiều lớp: Đồng ấu (Enfantin), Cao đẳng (Supérieur). Năm cuối Sơ học (CEP), học
sinh phải thi lấy Chứng chỉ Căn bản Giáo dục sau khi tốt nghiệp những lớp cao
cấp.
Trong những năm 1917 –
1922, vì số lượng học sinh gia tăng, trường xây dựng thêm một tòa nhà thứ hai
song song với tòa nhà cũ.. Các phòng trên lầu được dùng làm phòng ngủ nội trú
cho các học sinh xa nhà. Cách một sân cỏ, là một dãy nhà sau, thấp, sát với
vách tường rào. Ở đó có bệnh thất, các lớp nữ công gia chánh, phòng giặt và xếp
quần áo học sinh nội trú, cuối cùng là nhà bếp.
Tháng 9 năm 1922, Toàn Quyền Albert Sarraut cắt băng khánh thành
Ban Trung Học Nữ Học Đường. Một phiến đá bằng cẩm thạch khắc chữ Collège Des Jeunes Filles Indigènes (Trường Của Những Thiếu Nữ Bản Xứ)
được dựng lên trước cổng trường, tuy nhiên trường vẫn được biết đến nhiều hơn
với cái tên Trường Nữ Sinh Áo Tím.
Bà Lagrange, vợ một
ông Chánh Tham Biện người Pháp, được bổ nhiệm làm Hiệu Trưởng ban trung học.
Trường mở từ lớp đệ thất niên (lớp 6 bây giờ) đến lớp đệ tứ niên (lớp 9 bây
giờ), chỉ thu nhận nữ sinh có bằng Sơ Học và kỳ thi tuyển vào trường.
Lúc đầu, các nữ sinh
đậu vào lớp đệ nhất (lớp 12 bây giờ) thì học ban Sư Phạm, sau bốn năm ra làm
giáo viên. Hoặc theo ban Phổ Thông. Cả hai ban đều học một chương trình để tốt
nghiệp lấy bằng Thành Chung (DEPSI).
Từ lớp Dự Bị
(Préparatoire) tức là lớp Hai bây giờ, học sinh đã bắt đầu học Pháp Văn. Ban
Trung Học hoàn toàn được giảng dạy bằng tiếng Pháp. Mỗi tuần chỉ có hai giờ
Việt Ngữ. Trong trường học sinh bị bắt buộc phải nói chuyện với nhau bằng
tiếng Pháp. Mỗi lần bị bắt gặp nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt, phải chịu
phạt một hay hai xu. Nhưng hình phạt không mấy khi thi hành.
Tuy trường khi này do người Pháp quản lý nhưng phong trào đấu
tranh chống thực dân trong học sinh vẫn âm ỉ, ít nhất đã hai lần nữ sinh trường
xuống đường. Lần thứ 1 vào đầu năm 1920, khi một giáo viên người Pháp yêu cầu học sinh
người Việt phải nhường ghế ở hàng đầu cho học sinh người Pháp ngồi. Lần thứ 2 vào năm 1926, nhân đám tang cụ Phan Chu Trinh, một
phong trào bãi khóa lan rộng từ Nam
chí Bắc để tỏ lòng thương tiếc nhà cách mạng lão thành. Học sinh trường Áo Tím
nhiệt liệt hưởng ứng đưa đến kết quả một vài nữ sinh bị bắt và phải đuổi khỏi
trường.
Năm 1940, quân đội
Nhật chiếm đóng trường trong lúc học sinh nghỉ hè. Cũng trong năm này, trường
đổi tên thành Collège Gia Long (Cao đẳng tiểu học Gia Long), rồi Lycée Gia Long
(Trường trung học đệ nhị cấp Gia Long).
Năm 1941: tất cả
thầy trò đều phải tản cư về trường tiểu học Đồ Chiểu (Tân Định). Ngay khi Nhật
trao trả lại trường thì quân đội Anh tiếp thu làm trại lính, kéo dài trong 6
năm.
Năm 1947: khi
được người Anh trao trả, trường bị hư hại nhiều đến nỗi vị hiệu trưởng lâm thời
là cô Mailleret phải vận động mạnh thường quân quyên góp tài chính để lo việc
tu sửa.
Năm 1949: trường
lại được mở rộng: một tòa nhà hai tầng được xây mới ở đường Bà Huyện Thanh
Quan để đáp ứng số lượng học sinh ngày càng tăng. Cũng trong năm 1949, nữ
sinh trường cùng với nam sinh trường Trương Vĩnh Ký tổ chức bãi khóa
kỷ niệm ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa dẫn đến việc trường bị nhà cầm quyền
cho đóng cửa.
Quốc Gia Việt Nam
Năm 1950, sau một cuộc
đấu tranh dài hơi có sự góp sức của đông đảo học sinh các trường khác ở khắp
vùng Sài Gòn – Gia Định (trong số ấy có nhiều học sinh đã hy sinh,
như Trần Văn Ơn của trường Trương Vĩnh Ký), trường được mở cửa lại và đánh
dấu một sự kiện lớn: cô Nguyễn Thị Châu, cựu nữ sinh Áo Tím, là vị giáo sư Việt
Nam đầu tiên được bổ nhiệm vào chức hiệu trưởng; đó là một niên học đáng ghi
nhớ trong lịch sử của trường (Cô Châu qua đời tại Pháp năm 1996)
Đến 1952, chương trình
giáo dục Việt dần thay thế chương trình giáo dục Pháp; nữ sinh phải học cả
hai ngoại ngữ là Anh – Pháp song song. Kỳ thi tuyển vào trường rất khó và được
đem so sánh với kỳ thi vào trường dành cho nam là Lycée Petrus Ký với
số học sinh tham dự đến từ khắp nơi trong miền Nam : Sài Gòn, Chợ
Lớn, Gia Định, Biên Hòa, Tân An…
Năm 1953, đồng phục áo
dài tím được thay thế bằng áo dài trắng với phù hiệu bông Mai Vàng. Sau cùng là
huy hiệu với tên trường Gia Long được thêu trên vải.
Thời Việt Nam
Cộng Hòa
1954, chính quyền Việt
Nam
ra lệnh dùng tiếng Việt trong mọi cơ sở của người Việt và đương nhiên cả trong
ngành giáo dục. Trong hệ thống mới, tiếng Anh, tiếng Pháp trở thành ngoại ngữ.
Tên trường được gọi chính thức là Nữ trung học Gia Long.
Năm 1964 trường bỏ nội
trú. Những dãy lầu từng được dùng làm nơi cư ngụ cho các học sinh nội trú được
sửa thành lớp học. Buổi sáng có tất cả năm mươi lăm lớp học từ đệ Tứ đến đệ
Nhất (lớp 9 đến lớp 12). Buổi chiều có tất cả bốn mươi lăm lớp từ đệ Thất đến
đệ Ngũ (lớp 6 đến lớp 8). Tổng công sáng chiều trường có tất cả một trăm lớp
học với tổng cộng 3000 học sinh. Trên bước đường phát triển, trường
xây thêm: Thư Viện (1965), phòng Thí Nghiệm Lý Hóa (1966).
Năm 1967, mở rộng
Giảng Đường nằm bên cạnh thư viện. Xây dựng sân khấu với mặt tiền chiếm hết
chiều rộng của Giảng đường, đồng thời trang bị thêm đàn dương cầm. Cùng thời
gian này, trường trang bị thêm Phòng nhiếp ảnh (nhưng chỉ hoạt động thời gian
ngắn). Năm 1968, trường xây thêm hồ bơi đối diện thư viện.
Vào khoảng thập niên
bảy mươi, kỳ thi tuyển vào đệ thất (lớp 6 ngày nay) mỗi năm có chừng bảy
trăm nữ sinh trúng tuyển trong số hơn mười ngàn thí sinh. Một cuộc tuyển sinh
vào hệ trung học trường vào khoảng năm 1971 được ghi nhận như sau: có tổng cộng
8000 học sinh ghi danh và thi tuyển nhưng chỉ có 819 đậu. Trường có độ hai
trăm giáo sư và năm ngàn nữ sinh.
Thời gian này cũng là thời gian nữ sinh trường tham gia rất mạnh
vào các phong trào phản chiến chống chiến tranh Việt Nam, trong đó một số
học sinh đã tham gia trực tiếp vào Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam
Việt Nam, chính các phong trào như trên ở nữ sinh trường đã khiến cho nhà
nghiên cứu Trần Bạch Đằng gọi nhiều thế hệ nữ sinh là: Áo
Tím trên các nẻo đường đất nước.
Bài 3: THƯƠNG TIẾC LA
DALAT
Huỳnh Ngọc Chênh – 16
/7/2013
Vào năm 1970, trên các
thành thị lớn ở miền Nam đã
xuất hiện chiếc ô tô mang thương hiệu Việt Nam chạy trên các đường phố, đó là
xe La Dalat.
Một phần do giá rẻ, một phần do tự hào với thương hiệu ô tô đầu tiên được sản xuất trong nước, người tiêu dùng ViệtNam thời đó rất ưa chuộng chiếc La
Dalat.
La Dalat do hãng Citreon của Pháp đầu tư lắp ráp tại ViệtNam với tỉ lệ
nội địa hóa ban đầu là 25%. Đến năm 1975, khi hãng nầy buộc phải đóng cửa thì
tỉ lệ nội địa hóa đã lên đến 40%.
Một phần do giá rẻ, một phần do tự hào với thương hiệu ô tô đầu tiên được sản xuất trong nước, người tiêu dùng Việt
La Dalat do hãng Citreon của Pháp đầu tư lắp ráp tại Việt
Nếu
sau 75, cứ để tiêp tục sản xuất xe La Dalat thì đến bây giờ, qua 40 năm, không
những Việt Nam sản xuất được xe ô tô 100% nội địa mà còn xây dựng được ngành
công nghiệp sản xuất ô tô chẳng thua kém ai.
Nếu
tôi nhớ không nhầm, hồi Việt Nam
có La Dalat thì Nhật Bản cũng bắt đầu tung ra thị trường những chiếc Toyota đầu tiên, còn Hàn
Quốc thì chưa có gì cả.
Còn
bây giờ thì, vào năm 2007, ngành công nghiệp ô tô, Nhật đứng nhất thế giới và
Hàn Quốc đứng thứ 5. Còn Việt Nam
…thì thôi khỏi nói.
Bây
giờ đường phố Sài Gòn, Hà Nội cũng chật cứng xe hơi và chỉ thấy toàn Toyota,
Hyundai, Kia, Honda, Ford, Mercedes…cho chúng mầy cong lưng ra sản xuất xe,
chúng tao chỉ cần móc đất, phá rừng ra bán là sắm được thôi. Ka ka. Ai sướng
hơn ai?
La
Dalat: Chiếc xe hơi Made in Vietnam
vang danh một thời
Kiều
Châu – Bizlive – 17/ 10 /2014
Từ năm 1970 cho đến
1975, Công ty Xe hơi Sài Gòn đã sản xuất hơn năm ngàn chiếc xe dân dụng La
Dalat tại Việt Nam với mức độ nội địa hóa lên đến 40%.
Vào năm 1936, hãng chế
tạo xe của Pháp Citroën đã thiết lập xưởng sản xuất đầu tiên ở Đông Dương với
trụ sở ban đầu tại góc đường Lê Lợi – Nguyễn Huệ, ngày nay đã trở thành
Caféteria Rex ở Sài Gòn. Sang đến thời Việt Nam Cộng hòa xưởng sản xuất được
dời đi và đổi tên thành Công ty Xe hơi Citroën, tiếp đến là Công ty Xe hơi Saigon
Sau Thế chiến thứ 2,
để đáp ứng nhu cầu về phương tiện di chuyển của dân Pháp đương thời, hãng chế
tạo xe Citroën đã tung ra thị trường chiếc xe 2CV. Sau đó hãng này tiếp tục cho
ra đời loại xe Citroën Dyane 6 và Méhari lần lượt vào cuối thập niên 50 và đầu
thập niên 60. Xe Citroën La Dalat sản xuất ở Việt Nam là loại xe dựa trên kiểu
Citroën Méhari. Vào giữa thập niên 60, trước sức ép cạnh tranh từ các loại xe
gắn máy 2 bánh: Honda, Suzuki, Yamaha, Kawasaki, Bridgestone…. cũng như các
loại ô tô Toyota, Mazda, Mitsubishi, Nissan, Daihatsu… nhập khẩu từ Nhật Bản,
hãng Citroën quyết định tung ra thị trường một loại xe thực dụng và rẻ tiền,
loại xe mà các công ty sản xuất xe Nhật Bản không thể cạnh tranh được. Chiếc xe
được đặt tên là La Dalat.Năm 1969, công ty Citroën mua bản quyền thiết kế của
chiếc Baby Brousse từ công ty Ateliers et Forges de l’Ebrié.Tiếp đó, các kỹ sư
của chi nhánh Société Automobile d’Extrême-Orient tại Sài Gòn bắt tay vào sản
xuất và lắp ráp ngay tại Việt Nam một chiếc xe tuy không sang trọng và mạnh như
xe Mỹ, nhưng giá thành và chất lượng ăn đứt tất cả các loại xe của Nhật.
Và chiếc La Dalat ra
đời với 4 kiểu dáng khác nhau có phần máy và hệ thống tay lái, bộ nhún, bộ
thắng… nhập cảng từ Pháp, trong khi, các bộ phận như đèn, kén báo hiệu, ghế
nệm, dàn đồng đóng bằng tôn, mui xe bằng lá thép uốn hoặc vải,… được thiết kế
và sản xuất ngay tại Sài Gòn Tuy dựa theo thiết kế của chiếc Baby Brousse,
nhưng La Dalat được cải tiến để có thể sản xuất hàng loạt mà không đến cần máy
ép thép công nghiệp hạng nặng như Baby Brousse.
Lúc tung ra thị trường
vào năm 1970, tỷ lệ bộ phận nhập cảng so với bộ phận nội địa là 75/25 và đến
năm 1975 khi hãng Citroën ngừng hoạt động, tỷ lệ này là 60/40. Có tất cả là 4
kiểu La Dalat: loại 4 chỗ ngồi hoặc 2 chỗ ngồi với thùng chở hàng.
Ước tính từ năm 1970
cho đến 1975, Công ty Xe hơi Sài Gòn sản xuất hơn năm ngàn chiếc La Dalat, tức
là hơn một ngàn chiếc mỗi năm! Theo thiết kế, chiếc xe này sở hữu động cơ
4 thì, 602 phân khối, 2 xi-lanh đối ở 2 đầu nằm dẹp (flat twin), hộp số gồm 4
số tay, chuyền động ở trục bánh trước. Chiếc xe có chiều dài 3,5m; rộng 1,53m;
cao 1,54m; nặng khoảng từ 480-590 kg tùy theo kiểu.
La Dalat được đánh giá
là chiếc xe ít tốn xăng, dễ sửa chữa, dễ thay thế các bộ phận hỏng hóc, đặc
biệt các bộ phận như cánh cửa, kính xe đều có thể “tự chế”, dễ làm hơn các loại
xe Nhật và rẻ tiền. Các bộ phận rời được bán với giá phải chăng vì hoàn toàn
được chế tạo tại Việt Nam Tiền thân là gốc Pháp nhưng La Dalat đã để lại dấu ấn
không hề nhỏ mang tên Việt Nam. Năm 1973, ngạc nhiên và hài lòng với thành công
đáng ngờ của Công ty Xe hơi Sài Gòn, Citroën đã sang Việt Nam lấy 3 chiếc La
Dalat về Pháp để mổ xẻ phân tích thiết kế, từ đó họ cho ra đời kiểu khung xe dễ
sản xuất mà không đòi hỏi đầu tư nhiều công nghệ như chiếc Baby Brousse mui
trần thế hệ thứ hai hay chiếc FAF.
Bài viết được cập nhật
lần cuối lúc 21:24 – 07/10/2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét