GIẢI OAN CHO TUỒNG CẢI LƯƠNG
Giải oan cho tuồng cải lương Tướng cướp
Bạch Hải Đường Kỳ 1: Tuồng có trước, tướng cướp có sau, mượn tên làm sang
cho mình
Chị em nghệ sĩ Hoài Dung Hoài Mỹ niềm cảm hứng của tác giả
Nguyễn Huỳnh sáng tác tuồng Người mẹ tội lỗi.
Nguyễn Huỳnh sáng tác tuồng Người mẹ tội lỗi.
Gần đây, nhiều bài báo viết lại về
vụ án Tướng cướp Bạch
Hải Đường ở An Giang đã
cho rằng các nghệ sĩ tô vẻ hình ảnh của tên trộm vặt thành
huyền thoại qua tuồng cải lương và phim ảnh. Nhận xét đó hoàn toàn
sai với tuồng cải lương Tướng
cướp Bạch Hải Đường vì
hai lý do: thứ nhất tuồng cải lương này đã ra đời từ thập niên 1950,
khoảng hai mươi năm trước khi tướng cướp cùng tên xuất hiện. Thứ hai,
nội dung của tuồng cải lương là bi kịch gia đình, xã hội, quan hệ
tình vợ chồng, cha con, nghĩa bạn bè với tên gọi ban đầu làNgười
mẹ tội lỗi, chuyện cướp
bóc chỉ là cái cớ chứ không phải là chủ đề, cũng không được miêu
tả trong tuồng. Chính vở tuồng này là kỷ niệm đẹp của tình yêu của
đôi nghệ sĩ Nguyễn Huỳnh và Hoài Dung trong thập niên 1950 và
chắp cánh cho tài năng nghệ sĩ Hùng Cường, Văn Chung tỏa sáng trên sân
khấu Dạ Lý Hương trong thập niên 1960.
Trong đời thật tướng cướp Bạch Hải
Đường tên là là Nguyễn Ngọc Truyện, sinh năm 1950, quê ở TP.Long Xuyên, tỉnh
An Giang. Là anh cả trong gia đình đông anh em, từ nhỏ Truyện đã bỏ
học lăn lóc ngoài đời kiếm sống bằng nhiều nghề, nhặt rác lơ xe và
có thời gian học vỏ nghệ ở Thốt Nốt, Cần Thơ.
Một tướng cướp xuất quỷ nhập thần
Do hoàn cảnh quá túng bấn, từ năm
1971 Truyện thực hiện hàng chục vụ trộm gây chấn động dư luận
miềnNam. Đặc biệt Truyện chuyên đột nhập vào nhà của các cố vấn Mỹ,
Úc, sĩ quan quân đội Sài Gòn, dân biểu quốc hội như chỗ không người
và không tha cả nhà của đại úy Triệu Phó ty cảnh sát Long Xuyên. Có
lần theo lời thách thức của giới giang hồ miền Tây, Truyện đã đột
nhậm vào nhà của Trung Tá Không quân Mỹ lấy tài sản, sau đó còn leo
vào chiếc trực thăng đậu trên nóc nhà lấy đi một nón phi công, một đôi
bao tay, một bao đồ và một xấp giấy tờ. Truyện còn dám đột nhập vào căn
cứ quân sự căn cứ hải quân của Mỹ ở gần kho xăng Quản Trung Hòa, căn cứ Mỹ
phía sau ngân hàng Tín Nghĩa. Theo bản tự khai với cơ quan điều tra, Truyện
đã thực hiện trót lọt 40 vụ trộm, trong đó có nhiều nơi Truyện
đột nhập đến 2 lần dù chủ gia đã tăng cường canh gác, rào chắn. Danh
hiệu tướng cướp Bạch Hải Đường được giang hồ tôn xưng sau lần bị bắt
giử do vợ nhỏ tố giác với đại úy Triệu Phó Ty Cảnh sát Long Xuyên.
Dù bị còng tay và áp giải bởi hai viên cảnh sát, Truyện đã tháo
còng và đánh gục hai người áp giải và người lái xe trốn thoát thật
thần kỳ. Sau giải phóng Truyện cũng nhiều lần vượt ngục, vượt thoát
sự truy đuổi của công an trong đó có lần bị trúng thương ba viên
đạn vào chân, bị chặn cả hai đầu hẻm nhưng Truyện vẫn nhảy xuống
bãi bùn vượt thoát. Năm 1980, Truyện lại nhiều lần gây án, đào thoát
ngay khi bị thương ba vết đạn vào chân và bị lực lượng truy bắt chặn
cả hai đầu. Truyện đấu vỏ với 4 cán bộ công an tới khi kiệt sức mới
chịu bó tay. Bị giam giử cẩn mật nhưng Truyện vẫn tháo còng vượt
ngục khi vết thương chưa bình phục. Sau 2 tháng truy tìm căng thẳng Công
An Long Xuyên đã vây bắt Truyện tại Sóc Trăng và một lần nữa chỉ bắt
được sau khi Truyện trúng đạn. Dù bị thương, bị
còng tay, cùm chân nhưng một lần nữa
Truyện lại tháo còng, đu người lên trần nhà để đào thoát và bị
phát hiện vào phút chót. Sau lần này, công an phải thiết kế loại
cùm chân đặt biệt nối với một then sắt dài khóa bên ngoài phòng
giam, Truyện mới chịu bó tay. Mấy tháng sau Truyện bệnh chết vì kiệt
sức.
Nhiều bài báo viết lại câu chuyện
này đã cho rằng “Đây là tên giang hồ duy nhất ở miền Nam mà cuộc đời được viết thành sách, dựng
thành phim và tái hiện trên sân khấu cải lương”. Điều này chỉ đúng với
sách và phim săn bắt cướp nhưng với tuồng cải lương Tướng cướp Bạch
Hải Đường thì hoàn toàn không chính xác. Vở tuồng này được đoàn Dạ
lý hương công diển gây cơn bảo dư luận khắp sài gòn với hàng chục
suất diển liên tục tại rạp Quốc Thanh từ thập kỷ 1960, lúc Truyện
vẫn còn là trẻ con.
Bi kịch của một người chồng bị phản
bội.
Nội dung vở tuồng Tướng cướp Bạch Hải Ðường tập trung vào bi kịch gia đình, chuyện cướp bóc chỉ là cái cớ để nêu bối cảnh được lướt qua khái quát bằng lời thoại kể chuyện. Một tên cướp bí ẩn sau mỗi lần gây án, thường để lại một cánh hoa hải đường trắng trên thân thể nạn nhân. Thám tử Bằng phải vất vả truy tầm tên kẻ cướp, nhưng trớ trêu không biết kẻ cướp là bạn học cũ, tên là Ðặng Hoàng Minh. Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn lại quá cưng chiều người vợ se sua, ham mê cờ bạc, Minh sa vào vòng tội lỗi đi cướp của giết người cung phụng bạc tiền cho vợ.
Nội dung vở tuồng Tướng cướp Bạch Hải Ðường tập trung vào bi kịch gia đình, chuyện cướp bóc chỉ là cái cớ để nêu bối cảnh được lướt qua khái quát bằng lời thoại kể chuyện. Một tên cướp bí ẩn sau mỗi lần gây án, thường để lại một cánh hoa hải đường trắng trên thân thể nạn nhân. Thám tử Bằng phải vất vả truy tầm tên kẻ cướp, nhưng trớ trêu không biết kẻ cướp là bạn học cũ, tên là Ðặng Hoàng Minh. Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn lại quá cưng chiều người vợ se sua, ham mê cờ bạc, Minh sa vào vòng tội lỗi đi cướp của giết người cung phụng bạc tiền cho vợ.
Bằng tổ chức tiệc họp mặt bạn học cũ
trong đó có vợ chồng Minh và Trung. Giữa tiệc vui, một việc đáng tiếc xảy
ra... Liên (vợ của Bằng) phát hiện bị mất chiếc nhẫn hột xoàn quý mà chồng
nàng vừa tặng. Trung, nghi ngờ kẻ ăn cắp chính là Nhung (vợ của Minh) và cảnh
báo với Minh...Người tình của Nhung là Hai Cang phát hiện ra tung tích
của Minh nên bàn với Nhung tố cáo Minh để cả hai tự do chung sống.
Nhung nghe theo lời, giữa đêm khuya gởi thơ tố cáo chồng là kẻ cướp rồi bỏ đứa
con mới lên hai tuổi, gom góp hết tiền bạc theo gã lưu manh... Minh đã ký thác
đứa con cho vợ chồng thám tử Bằng nuôi dưỡng chấp nhận nạp mình đền tội. Vợ
chồng Bằng vốn nhân hậu và không có con nên vui lòng chấp nhận.
Mười tám năm sau, Minh sắp mãn án ngoài hải đảo thì tại Sài Gòn, bé Thu đã trưởng thành và một thiếu nữ yêu kiều được cha mẹ nuôi cho ăn học nên người và sắp lấy chồng giàu. Ðược biết Thu sắp lấy chồng giàu, Hai Cang xúi Nhung đến làm tiền vợ chồng Bằng, hăm dọa sẽ đòi con. Vợ chồng Bằng đau khổ vì thương vì lo cho hạnh phúc của bé Thu nhưng không có tiền theo yêu cầu của Nhung. Trung biết được tà ý của Nhung đã ra Côn Đảo báo tin cho Minh. Vì tình nghĩa với vợ chồng Bằng và vì tương lai của con, Minh vượt ngục về Sài Gòn. Lên cơn nghiện mà thiếu tiền, không thuốc, Hai Cang và cãi vã xô xát gây thương tích trầm trọng cho Nhung. Minh đã hạ sát Hai Cang. Trong cơn hấp hối trước mặt thám tử Bằng, Nhung tự nhận đã giết Hai Cang để cho Minh khỏi mắc tội giết người. Theo nguyện vọng cuối cùng của Nhung, vợ chồng Bằng đưa bé Thu đến để mẹ nhìn con. Minh ngăn cản nhưng vợ chồng Bằng vẫn cho Thu biết sự thật về cha mẹ ruột. Minh gạt nước mắt nhận con và tiếp tục ra Côn Đảo lảnh án. Không chỉ ra đời trước khi Truyện trở thành tướng cướp Bạch Hải Đường, nội dung của tuồng cải lương và chuyện đời của Truyện chỉ giống nhau hai tình tiết là gây án mà không ai bắt được và bị chính vợ mình tố giác. Sự kiện cái tên Bạch Hải Đường chỉ xuất hiện sau khi Truyện bị vợ lẻ tố cáo cho thấy chính giới giang hồ đã bị thần tượng từ nhân vật trong tuồng hát mà đặt tên cho Truyện chứ không phải tuồng cải lương viết ra để ca ngợi Truyện.
Tuồng này còn được lên truyền hình thời đó và gây hiệu ứng rộng khắp miền Nam. Ðêm Thứ Bảy đài truyền hình phát tuồng “Tướng Cướp Bạch Hải Ðường” thì sáng hôm sau, hầu như các chợ lớn nhỏ trên toàn quốc thiên hạ bàn tán, phân tích từng vai trò, đặc biệt nhằm vào nhân vật nữ chính (Nhung) mà chửi mắng. Nghệ sĩ Ngọc Giàu đã thành công trong vai trò này và đã bị nhận lây nhiều ác cảm từ nhân vật Nhung của mình. Hai nghệ sĩ được yêu thích và mến mộ trong vở tuồng là Hùng Cường và Văn Chung. Hùng Cường trước đó đã là kép chánh đẹp trai, diển giỏi nhưng ca vọng cổ thì chưa qua Thành Được, Hửu Phước. Qua vai Minh trong Tướng cướp Bạch Hải Đường, Hùng Cường chính thức bước lên ngôi vương trong lòng khán giả. Ngoài lối diển cải lương mà thoại rất kịch, làm vai diển thật như ngoài đời, giọng ca Hùng Cường ngọt lịm trong khúc Phụng Hoàng tự sự về hoàng cảnh bế tắc khi bị vợ phản bội đã làm không ít người rơi nước mắt.
Mười tám năm sau, Minh sắp mãn án ngoài hải đảo thì tại Sài Gòn, bé Thu đã trưởng thành và một thiếu nữ yêu kiều được cha mẹ nuôi cho ăn học nên người và sắp lấy chồng giàu. Ðược biết Thu sắp lấy chồng giàu, Hai Cang xúi Nhung đến làm tiền vợ chồng Bằng, hăm dọa sẽ đòi con. Vợ chồng Bằng đau khổ vì thương vì lo cho hạnh phúc của bé Thu nhưng không có tiền theo yêu cầu của Nhung. Trung biết được tà ý của Nhung đã ra Côn Đảo báo tin cho Minh. Vì tình nghĩa với vợ chồng Bằng và vì tương lai của con, Minh vượt ngục về Sài Gòn. Lên cơn nghiện mà thiếu tiền, không thuốc, Hai Cang và cãi vã xô xát gây thương tích trầm trọng cho Nhung. Minh đã hạ sát Hai Cang. Trong cơn hấp hối trước mặt thám tử Bằng, Nhung tự nhận đã giết Hai Cang để cho Minh khỏi mắc tội giết người. Theo nguyện vọng cuối cùng của Nhung, vợ chồng Bằng đưa bé Thu đến để mẹ nhìn con. Minh ngăn cản nhưng vợ chồng Bằng vẫn cho Thu biết sự thật về cha mẹ ruột. Minh gạt nước mắt nhận con và tiếp tục ra Côn Đảo lảnh án. Không chỉ ra đời trước khi Truyện trở thành tướng cướp Bạch Hải Đường, nội dung của tuồng cải lương và chuyện đời của Truyện chỉ giống nhau hai tình tiết là gây án mà không ai bắt được và bị chính vợ mình tố giác. Sự kiện cái tên Bạch Hải Đường chỉ xuất hiện sau khi Truyện bị vợ lẻ tố cáo cho thấy chính giới giang hồ đã bị thần tượng từ nhân vật trong tuồng hát mà đặt tên cho Truyện chứ không phải tuồng cải lương viết ra để ca ngợi Truyện.
Tuồng này còn được lên truyền hình thời đó và gây hiệu ứng rộng khắp miền Nam. Ðêm Thứ Bảy đài truyền hình phát tuồng “Tướng Cướp Bạch Hải Ðường” thì sáng hôm sau, hầu như các chợ lớn nhỏ trên toàn quốc thiên hạ bàn tán, phân tích từng vai trò, đặc biệt nhằm vào nhân vật nữ chính (Nhung) mà chửi mắng. Nghệ sĩ Ngọc Giàu đã thành công trong vai trò này và đã bị nhận lây nhiều ác cảm từ nhân vật Nhung của mình. Hai nghệ sĩ được yêu thích và mến mộ trong vở tuồng là Hùng Cường và Văn Chung. Hùng Cường trước đó đã là kép chánh đẹp trai, diển giỏi nhưng ca vọng cổ thì chưa qua Thành Được, Hửu Phước. Qua vai Minh trong Tướng cướp Bạch Hải Đường, Hùng Cường chính thức bước lên ngôi vương trong lòng khán giả. Ngoài lối diển cải lương mà thoại rất kịch, làm vai diển thật như ngoài đời, giọng ca Hùng Cường ngọt lịm trong khúc Phụng Hoàng tự sự về hoàng cảnh bế tắc khi bị vợ phản bội đã làm không ít người rơi nước mắt.
Văn Chung cũng đạt đỉnh cao phong độ
qua vai hài bầu Trung. Hơn 50 năm qua, tuồng này đã được dựng lại với
nhiều thế hệ nghệ sĩ khác nhau ở các vai khác nhưng riêng với vai
bầu Trung, Văn Chung vẫn chưa có người kế vị. Chỉ xuất hiện ba lần
nhưng Văn Chung đã thể hiện xuấc sắc tính cách của một người tốt
bụng, trực tính, hài hước nhưng chân thành sâu sắc, phả vào vở tuồng
sức sống trào lộng mà cay đắng xót xa. Vừa qua, tại Mỹ có một đêm
diển tuồng này, dù đã 85 tuổi, Văn Chung vẫn lên sân khấu và tạo
những nụ cười thú vị cho khán giả trong vai bầu Trung. Nghệ sĩ Văn
Chung tâm sự: “Tướng cướp Bạch
Hải Đường là một trong những vở tuồng đắc ý nhất của cuộc đời đi hát của Văn
Chung, tôi đã diễn vai Bầu Trung lần đầu tiên cách nay khoảng hơn 50 năm. Đặc
biệt, dù nhiều đoàn dựng lại vở này, và sau 1975 còn được thu video… riêng vai
Bầu Trung hầu hết đều do tôi đóng. Dù vai diễn tôi thích, nhưng nay với tuổi
đời cao, bao nhiêu năm qua cái gì cũng cạn dần theo thời gian, nhất là tôi lại
bịnh tim, phải dùng máy trợ tim bằng thép, cấy dưới da. Dẫu vậy, mỗi khi có ai
dựng tuồng này, mời Văn Chung tham gia, tôi luôn luôn hăng say tập luyện. Mong
sao nếu xem thấy Văn Chung diễn không còn như xưa, khán giả cũng hãy thương
tình lượng thứ cho nghệ sĩ đã 85 tuổi đời, nhưng vẫn còn đeo theo nghề nghiệp,
sống với các anh em nghệ sĩ, cống hiến cho khán giả, để đền ơn lại cho khán giả
đã nuôi dưỡng Văn Chung hơn 65 tuổi nghề”
Tuồng hát còn có tên Người mẹ tội lỗi, rất ăn khách từ những năm 1950
Một điều đáng nói nữa là tuồng “Tướng Cướp Bạch Hải Ðường” có gốc từ tuồng cũ một thời rất ăn khách trên sân khấu Hoài Dung-Hoài Mỹ với tên Người Mẹ Tội Lỗi. Tuy đổi tên nhưng bố cục, tình tiết và tên nhân vật vẫn giữ nguyên, chỉ thêm thắt chút ít về bài ca cho nghệ sĩ có vai trò được ca vọng cổ mà thôi.
Vào khoảng cuối thập niên 1950, trong làng cải lương có gánh hát Hoài Dung-Hoài Mỹ thường đi lưu diễn ở các tỉnh. Tuồng “Người Mẹ Tội Lỗi” là chủ lực của đoàn Hoài Dung-Hoài Mỹ, đến địa phương nào tuồng này cũng đều chọn hát đêm đầu tiên và ít nhứt là hai đêm. Thời đó khán giả đi coi tuồng phần đông nhận thấy nữ nghệ sĩ Hoài Dung rất xuất sắc trong vai Nhung, tức người mẹ tội lỗi (đúng với tên tuồng) và kép Văn Khoe trong vai thám tử Bằng cũng được khen tặng.
Tác giả của tuồng này là nghệ sĩ Nguyễn Huỳnh, chồng cô đào Hoài Dung, cũng đồng thời là bầu gánh hát Hoài Dung-Hoài Mỹ. Tác giả Nguyễn Huỳnh tên thiệt là Nguyễn Huỳnh Phước, ngoài nỗi đam mê sáng tác kịch bản cải lương, ông còn là một danh thủ bóng đá, thủ môn đội AJS nổi tiếng ở miền Nam thập niên 50, từng là thủ môn và là huấn luyện viên trưởng đội tuyển Túc cầu miền Nam. Ông cũng là Thiếu tá cảnh sát chế độ Sài Gòn từ thập niên 60, nhưng vì cứ đi theo đoàn hát, sáng tác và dàn dựng kịch bản nên luôn bị kỷ luật, không được thăng cấp, tới năm 1972 ông xin nghỉ hưu non lập đoàn hát Hoa Lan cho gia đình. Năm 1958 Hoài Dung đang là cô đào trẻ đang lên, Nguyễn Huỳnh là soạn giả thường trực của đoàn Thanh Tùng, công việc đã gắn kết họ lại, trai tài, gái sắc gặp nhau. Rồi đoàn Thanh Tùng ngưng hoạt động, ông Nguyễn Huỳnh mua lại xác gánh lập đoàn Hoài Dung - Hoài Mỹ cho vợ và gia đình có nơi hoạt động nghệ thuật. Thời kỳ này phim ấn Độ rất ăn khách, thấy chuyện phim hợp với cải lương, ông phóng tác một số tuồng cải lương Ấn Độ rất ăn khách nhờ vậy mà lăng-xê được nghệ sĩ Văn Khoe, đang là kép chánh của đoàn và là người yêu của Hoài Mỹ em của Hoài Dung.
Tuồng hát còn có tên Người mẹ tội lỗi, rất ăn khách từ những năm 1950
Một điều đáng nói nữa là tuồng “Tướng Cướp Bạch Hải Ðường” có gốc từ tuồng cũ một thời rất ăn khách trên sân khấu Hoài Dung-Hoài Mỹ với tên Người Mẹ Tội Lỗi. Tuy đổi tên nhưng bố cục, tình tiết và tên nhân vật vẫn giữ nguyên, chỉ thêm thắt chút ít về bài ca cho nghệ sĩ có vai trò được ca vọng cổ mà thôi.
Vào khoảng cuối thập niên 1950, trong làng cải lương có gánh hát Hoài Dung-Hoài Mỹ thường đi lưu diễn ở các tỉnh. Tuồng “Người Mẹ Tội Lỗi” là chủ lực của đoàn Hoài Dung-Hoài Mỹ, đến địa phương nào tuồng này cũng đều chọn hát đêm đầu tiên và ít nhứt là hai đêm. Thời đó khán giả đi coi tuồng phần đông nhận thấy nữ nghệ sĩ Hoài Dung rất xuất sắc trong vai Nhung, tức người mẹ tội lỗi (đúng với tên tuồng) và kép Văn Khoe trong vai thám tử Bằng cũng được khen tặng.
Tác giả của tuồng này là nghệ sĩ Nguyễn Huỳnh, chồng cô đào Hoài Dung, cũng đồng thời là bầu gánh hát Hoài Dung-Hoài Mỹ. Tác giả Nguyễn Huỳnh tên thiệt là Nguyễn Huỳnh Phước, ngoài nỗi đam mê sáng tác kịch bản cải lương, ông còn là một danh thủ bóng đá, thủ môn đội AJS nổi tiếng ở miền Nam thập niên 50, từng là thủ môn và là huấn luyện viên trưởng đội tuyển Túc cầu miền Nam. Ông cũng là Thiếu tá cảnh sát chế độ Sài Gòn từ thập niên 60, nhưng vì cứ đi theo đoàn hát, sáng tác và dàn dựng kịch bản nên luôn bị kỷ luật, không được thăng cấp, tới năm 1972 ông xin nghỉ hưu non lập đoàn hát Hoa Lan cho gia đình. Năm 1958 Hoài Dung đang là cô đào trẻ đang lên, Nguyễn Huỳnh là soạn giả thường trực của đoàn Thanh Tùng, công việc đã gắn kết họ lại, trai tài, gái sắc gặp nhau. Rồi đoàn Thanh Tùng ngưng hoạt động, ông Nguyễn Huỳnh mua lại xác gánh lập đoàn Hoài Dung - Hoài Mỹ cho vợ và gia đình có nơi hoạt động nghệ thuật. Thời kỳ này phim ấn Độ rất ăn khách, thấy chuyện phim hợp với cải lương, ông phóng tác một số tuồng cải lương Ấn Độ rất ăn khách nhờ vậy mà lăng-xê được nghệ sĩ Văn Khoe, đang là kép chánh của đoàn và là người yêu của Hoài Mỹ em của Hoài Dung.
Quà tặng tình yêu chung thủy của vợ
chồng nghệ sĩ Nguyễn Huỳnh- Hoài Dung
Vở cải lương nổi tiếng Tướng cướp Bạch Hải Đường là sản phẩm của mối tình tuyệt đẹp giửa hai nghệ sĩ này. Vở tuồng này, Nguyễn Huỳnh phóng tác từ phim Phi tặc Hải Đường hồng của Hồng Kông viết lăng-xê cho vợ. Hoài Dung là người hát vai Nhung đầu tiên năm 1959.
Người nghệ sĩ chỉ có một thời vàng son, khi qua thời xuân sắc rồi thì không thể đóng vai chánh nữa. Khi tuồng Người mẹ tội lỗi được đoàn Dạ Lý Hương dựng thành Tướng Cướp Bạch Hải Ðường, nữ nghệ sĩ Hoài Dung đã không còn đóng vai chánh (vai Nhung) mà bà đóng vai Bà Tư, người ở chỉ xuất hiện vâng vâng, dạ dạ mấy tiếng rồi đi vô. Bi kịch là những năm tháng cuối đời, sau những ánh hào quang sân khấu, người ta thấy soạn giả Nguyễn Huỳnh ngồi cạnh nữ nghệ sĩ Hoài Dung bán khoai lang chiên ngay trước nhà ở chung cư rạp Quốc Thanh hình ảnh đó vừa là nỗi đau của kiếp đời nghệ sĩ nhưng cũng là nét son về mối tình bền vửng, chung thủy hiếm có trong giới này.
Vở cải lương nổi tiếng Tướng cướp Bạch Hải Đường là sản phẩm của mối tình tuyệt đẹp giửa hai nghệ sĩ này. Vở tuồng này, Nguyễn Huỳnh phóng tác từ phim Phi tặc Hải Đường hồng của Hồng Kông viết lăng-xê cho vợ. Hoài Dung là người hát vai Nhung đầu tiên năm 1959.
Người nghệ sĩ chỉ có một thời vàng son, khi qua thời xuân sắc rồi thì không thể đóng vai chánh nữa. Khi tuồng Người mẹ tội lỗi được đoàn Dạ Lý Hương dựng thành Tướng Cướp Bạch Hải Ðường, nữ nghệ sĩ Hoài Dung đã không còn đóng vai chánh (vai Nhung) mà bà đóng vai Bà Tư, người ở chỉ xuất hiện vâng vâng, dạ dạ mấy tiếng rồi đi vô. Bi kịch là những năm tháng cuối đời, sau những ánh hào quang sân khấu, người ta thấy soạn giả Nguyễn Huỳnh ngồi cạnh nữ nghệ sĩ Hoài Dung bán khoai lang chiên ngay trước nhà ở chung cư rạp Quốc Thanh hình ảnh đó vừa là nỗi đau của kiếp đời nghệ sĩ nhưng cũng là nét son về mối tình bền vửng, chung thủy hiếm có trong giới này.
Box:
Khúc Phụng Hoàng đặc sắc trong tuồng
Tướng cướp Bạch Hải Đường
Nhung ơi sao em nỡ đành đoạn bỏ đi khi con
Thu nó mới vừa lên hai tuổi. Sao em đành quay lưng ngoảnh mặt khi anh vẫn còn
tha thiết…
yêu… em….
Suốt một đời không gian dối.
Tình nghĩa vợ chồng chung chăn xẻ gối.
Từng tháng từng ngày, mình gian khổ có nhau.
Nhưng kể từ đây, em sẽ ra đi không trở lại nữa rồi
Anh thì sẽ suốt đời mang án
Chỉ tội nghiệp con khờ nó đang còn trong tuổi ngây thơ
Rồi ai, dạy dỗ tưng tiu, ai chăm sóc vỗ về
Khi thiếu tiếng ru em trong giấc ngủ đêm dài
Nó sẽ khóc đòi cha hay buồn vì nhớ mẹ
Cha thì đã bị tù đày còn mẹ thì bỏ đi xa
Thượng Đế ơi, sao ông gây chi thảm trạng
Để khổ lòng nhau khi chia cách gia đình
Thôi thì đành buông tay cho định số an bài .
yêu… em….
Suốt một đời không gian dối.
Tình nghĩa vợ chồng chung chăn xẻ gối.
Từng tháng từng ngày, mình gian khổ có nhau.
Nhưng kể từ đây, em sẽ ra đi không trở lại nữa rồi
Anh thì sẽ suốt đời mang án
Chỉ tội nghiệp con khờ nó đang còn trong tuổi ngây thơ
Rồi ai, dạy dỗ tưng tiu, ai chăm sóc vỗ về
Khi thiếu tiếng ru em trong giấc ngủ đêm dài
Nó sẽ khóc đòi cha hay buồn vì nhớ mẹ
Cha thì đã bị tù đày còn mẹ thì bỏ đi xa
Thượng Đế ơi, sao ông gây chi thảm trạng
Để khổ lòng nhau khi chia cách gia đình
Thôi thì đành buông tay cho định số an bài .
Chú thích ảnh: Nghệ sĩ Hùng Cường, trong tuồng
Tướng cướp Bạch Hải Đường
Nghệ sĩ Thương Tín đóng vai Bạch Hải
Đường trong phim săn bắt cướp
Tướng cướp Bạch Hải Đường Nguyễn Văn
Truyện trong trại giam
Nghệ sĩ Ngọc Giàu (vai Nhung) hát
cùng khán giả trích đoạn Tướng cướp Bạch Hải Đường
Nghệ sĩ Hoài Dung (trái) người đầu
tiên đóng vai Nhung và cũng là cảm tác đễ soạn giả Nguyễn Huỳnh
viết tuồng Người mẹ tội lỗi