VĂN CHƯƠNG TIỂU HỌC CỦA MIỀN NAM TRƯỚC ĐÂY
TRẦN
VĂN CHÁNH

Thậm
chí, có người còn thuộc hết cả một bài học thuộc lòng dài, đọc ron rót từ đầu
đến cuối, như bài “Tình nhân loại”, được học vào khoảng những năm cuối 50 của
thế kỷ trước:
TÌNH NHÂN LOẠI
Sau
một trận giao tranh ác liệt,
Giữa
sa trường xác chết ngổn ngang.
Có
hai chiến sĩ bị thương,
Hai
người hai nước hiện đương nghịch thù.
Họ
đau đớn khừ khừ rên siết,
Vận
sức tàn cố lết gần nhau.
Phều
phào gắng nói vài câu,
Lời
tuy không hiểu, hiểu nhau nỗi lòng:
Họ
hai kẻ không cùng Tổ quốc,
Nhưng
đã cùng vì nước hi sinh.
Cả
hai ôm ấp mối tình,
Yêu
thương đất nước, gia đình, quê hương.
Đêm
dần xuống, chiến trường sương phủ,
Một
thương binh hơi thở yếu dần.
Trước
khi nhắm mắt từ trần,
Xót
thương người bạn tấm thân lạnh lùng.
Anh
cởi áo đắp trùm lên bạn,
Rồi
tắt hơi! thê thảm làm sao!
Cho
hay khác nghĩa đồng bào,
Nhưng
tình nhân loại còn cao hơn nhiều!
ĐẶNG
DUY CHIỂU (Quốc văn mới)
Nghe
xong bài này ai cũng kính nể trí nhớ tốt của người bạn, và đều tấm tắc khen
hay. Tuy nhiên, hỏi tác giả của những bài học thuộc lòng cảm động và lý thú như
trên thì không ai còn nhớ, chỉ biết lờ mờ nó nằm đâu đó trong những sách Quốc
văn mà mình đã từng học qua hồi tiểu học.
Qua
câu chuyện trà dư tửu hậu, tôi sực nghĩ những bài học thuộc lòng như thế, nằm
rải rác trong các sách Quốc văn tiểu học giai đoạn 60-70 của thế kỷ trước,
thuộc thế hệ tiếp sau Quốc văn
giáo khoa thư của nhóm Trần
Trọng Kim-Đỗ Thận… biên soạn (dạy trong những năm 40-50 mà gần đây NXB Trẻ và
vài nhà xuất bản khác có in lại), dường như là một kho tàng quý báu đang bị bỏ
quên, chứ không đơn giản như người ta thường có thể tưởng. Nếu nay thu thập
lại, chắc sẽ tìm thấy trong đó nhiều điều vẫn còn hứng thú và bổ ích, nhất là
về phương pháp sư phạm, gắn với việc đào tạo con người toàn diện cả về đức lẫn
tài.
Nghĩ vậy rồi, tôi
nhắn nhe tìm tõi khắp nơi, gọi điện cho những bạn cùng trang lứa hoặc già hơn
mà có quan tâm chuyện sách vở, để tìm lại cho được những cuốn Quốc văn tiểu học
của một thời, nhưng kết quả gần như là một sự thất vọng. Thử tra tìm trên thư
mục (phần lớn đã được số hóa đưa lên mạng internet) của một số thư viện lớn
(như Thư viện Quốc gia Hà Nội, Thư viện Tổng hợp TP. HCM, Thư viện Khoa học xã
hội TP. HCM, Thư viện Trường đại học Khoa học xã hội & Nhân văn TP. HCM,
Thư viện Trường đại học Sư phạm TP. HCM…), cũng không thấy. Cuối cùng, nhờ kiên
nhẫn lục tìm lai rai trong các hiệu sách cũ ở TP. HCM, trong tay tôi hiện chỉ
vỏn vẹn có được chừng 10 quyển lớn nhỏ đủ cỡ, từ lớp Năm (tương đương lớp 1 bây
giờ) đến lớp Nhất (tức lớp 5), của một số soạn giả quen thuộc như Hà Mai Anh,
Nguyễn Hữu Bảng, Bùi Văn Bảo, Đặng Duy Chiểu, Thềm Văn Đắt, Cao Văn Thái…,
nhưng hầu hết đều đã rách bìa, mất từ vài trang đến vài chục trang ở đầu hoặc ở
cuối sách. Chỉ còn được 3 quyển nguyên vẹn nhưng chưa được vừa ý lắm, vì lẻ mẻ
không đủ bộ. May sao, trong Thư viện Khoa học xã hội TP. HCM (tiền thân là thư
viện của Viện Khảo cổ Sài Gòn) hiện vẫn còn lưu trữ tương đối đủ bộ Tiểu Học Nguyệt San (từ năm 1957 đến năm 1963) do Bộ Quốc
gia Giáo dục Sài Gòn chủ biên để cung cấp tài liệu giảng dạy cho giáo viên bậc
tiểu học, mà trong đó có sưu tập và chép lại khá đầy đủ những bài Tập đọc, Học
thuộc lòng…, tương tự như những bài đã có trong các sách Quốc văn tiểu học của
thời đó.
Như chúng ta đều biết, sau Hiệp định Genève
năm 1954, đất nước tạm thời chia đôi ở vĩ tuyến 17, thành hai miền Nam, Bắc.
Miền Bắc, qua 2 lần cải cách giáo dục vào các năm 1950 và 1956, đã xây dựng một
nền giáo dục kết hợp chuyên môn với chính trị (vừa hồng vừa chuyên), lấy chủ
nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng, định hướng giáo dục vào hai mục tiêu: chuẩn bị
tiến lên CNXH và xây dựng miền Bắc thành hậu phương vững mạnh chi viện cho công
cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam. Trong khi đó, miền Nam, trong giai đoạn
1955-1963, chỉ thực hiện cải cách giáo dục theo hướng cải lương chủ nghĩa, bằng
cách kế thừa và phát huy những truyền thống, lề lối và nội dung đã có trong
chương trình giáo dục Việt Nam cũ ban hành năm 1945 mà ta quen gọi là chương
trình Hoàng Xuân Hãn (vì do bộ trưởng Bộ Giáo dục & Mỹ thuật Hoàng Xuân Hãn
chủ trì biên soạn).
Năm 1958,
dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Trần Hữu
Thế, Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I)nhóm họp tại Sài Gòn đã định hướng triết lý giáo dục dựa
trên ba nguyên tắc căn bản: nhân bản, dân tộc và khai
phóng. Ba nguyên tắc này đã trở thành nền
tảng cho triết lý giáo dục, được ghi cụ thể trong tập tài
liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục Sài Gòn ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến pháp 1967.Chương trình môn Quốc văn cấp
tiểu học vì thế có thể nói vẫn lấy những nội dung giáo dục thiên về đạo đức
chứa đựng trong bộ sách Quốc
văn giáo khoa thư và Luân lý giáo khoa thư của nhóm Trần Trọng Kim biên soạn làm
cơ sở rồi cải cách, thêm bớt một số nội dung mới cho phù hợp với hoàn cảnh và
thời đại lúc đó.
Tinh thần chung của nền học vấn miền Nam lúc
bấy giờ là phải học Lễ trước rồi mới học Văn sau, tức coi việc rèn luyện
đức-trí là quan trọng như nhau, nhưng Đức phải đi trước một bước, nên trường
học nào vào thời đó cũng có câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” treo ở
những vị trí quan trọng dễ thấy nhất và trong mỗi phòng học. Tinh thần trọng Lễ
nhờ thế không chỉ bàng bạc, quán xuyến trong tâm tưởng, đầu óc của mọi giáo
chức từ tiểu học đến đại học, mà còn lan tỏa rộng khắp vào trong mọi giai tầng
xã hội, tạo thành một phong khí học tập-ứng xử chú trọng rèn luyện cả đức lẫn
tài để chuẩn bị điều kiện đầy đủ cho thế hệ tương lai trở thành những con người
hữu dụng đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Cho nên có thể nói, nội dung đạo đức hàm chứa
trong các sách Quốc văn tiểu học thời kỳ này ở miền Nam là vẫn duy trì nhưng có
phát huy thêm và cải biên từ những bộ sách giáo khoa cũ thế hệ 1940, khá đúng
với tinh thần đã được ghi trong câu nói của Khổng Tử mà cụ Trần Trọng Kim đã
trích dẫn để in lên đầu quyển Sơ
học luân lý (1914, có tài
liệu nói 1919), vốn là cơ sở chỉ đạo tư tưởng của nền giáo dục cũ và sách giáo
khoa môn Văn thời trước: “Người học trò ở trong nhà thì hiếu với cha mẹ, ra
ngoài thì kính nhường kẻ bề trên, làm việc gì thì cẩn thận, nói điều gì thì
tín, rộng lòng thương người mà lại thân với kẻ có nhân. Hễ làm được những điều
ấy rồi, mà còn thừa sức thì hãy học văn chương xảo kỹ” (Luận ngữ,
thiên “Học nhi” đệ nhất) (xem Sơ
học luân lý, NXB. Tân Việt, In lần thứ hai, 1950).
So
sánh giữa hai miền Nam ,
Bắc, hiệu quả giáo dục tất nhiên có những mặt khác nhau khá cơ bản. Xét cho
công bằng, nền giáo dục miền Bắc nhờ xây dựng tốt tinh thần đấu tranh giai cấp
và căm thù đế quốc nên đã huy động được sức mạnh của quần chúng tiến hành cuộc
chiến tranh giải phóng đánh thắng hai đế quốc lớn, giành độc lập dân tộc và
thống nhất đất nước. Do phải tập trung vào những mục tiêu và lý tưởng chính trị
to tát, nền giáo dục miền Bắc đã có thời gian dài khá lơ là với việc giáo dục
những giá trị văn hóa-đạo đức truyền thống của dân tộc. Miền Nam trái lại,
chẳng những không chống đế quốc mà còn bị ảnh hưởng nặng nề của “chủ nghĩa thực
dân mới”. Quan điểm giáo dục ít bị chính trị hóa, thiên về cổ điển nếu không
muốn nói vẫn còn khá nặng màu sắc phong kiến của giai đoạn những năm 40 trước
Cách Mạng Tháng Tám, còn về các khoa học nhân văn (quốc văn, đức đục, công dân
giáo dục…) thì căn bản dạy dỗ theo khuôn phép lễ nghĩa xưa, chú trọng rèn luyện
nhiều thứ tình cảm đan xen nhau (cá nhân, gia đình, tổ quốc, nhân loại), trông
giống như một cây đàn muôn điệu.
Về sách giáo khoa Quốc văn tiểu học của miền
Nam thời trước, để phục vụ cho những mục tiêu như đã kể trên, thông thường các
giáo chức khi biên soạn thì soạn luôn nguyên cả bộ từ lớp Năm (lớp 1) đến lớp
Nhất (lớp 5), và ở trang bìa giả sách thường có đề câu “Soạn theo chương trình
hiện hành của Bộ Quốc gia Giáo dục”, hoặc thậm chí còn nêu rõ hơn: “Soạn đúng
chương trình tiểu học đã sửa đổi do Nghị định số… ngày … của Bộ Quốc gia Giáo
dục”… Sách của họ thường mang những tên khác nhau như Việt văn toàn thư, Quốc
văn toàn thư, Quốc văn toàn tập, Tiểu học quốc văn, Quốc văn mới, Quốc văn bộ
mới, Quốc văn độc bản, Việt văn khóa bản, Việt văn tân khóa bản, Tân Việt văn,
Việt ngữ, Việt ngữ độc bản, Việt ngữ bộ mới… Chuyên xuất bản loại sách này,
được biết có một số nhà xuất bản (hoặc nhà in) nổi tiếng như Nam Hưng Ấn Quán,
Sống Mới, Nam Sơn, Việt Hương, Cành Hồng…
Thời đó,
khi trích giảng các bài thơ để làm bài học thuộc lòng, các nhà biên soạn sách
tiểu học dường như không mấy chú trọng việc ghi tên tác giả, nên họ thường chỉ
ghi sơ sài tên người sáng tác, một đôi khi mới ghi thêm xuất xứ cho biết trích
dẫn từ sách báo nào. Một số trường hợp chỉ ghi tượng trưng X…, XXX., H.H.,
không rõ bút hiệu hoặc tên thật là gì. Cũng không phân biệt tác giả những bài
thơ là người đang sống và phục vụ trong chế độ nào, mà hễ thấy hay, bổ ích là
chọn.
Theo
chỗ chúng tôi được biết, ngoài những bài trích dẫn tác phẩm của một số nhà
văn-nhà thơ cổ điển hoặc hiện đại đã nổi tiếng (như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,
Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh, Tản Đà, Nguyễn Văn Vĩnh, Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc,
Á Nam Trần Tuấn Khải, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Hoàng Chương, Kiên Giang, Tế Hanh,
Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân…), một số soạn giả sách giáo khoa đã tự mình
sáng tác luôn những bài thơ theo chủ đề giảng dạy để làm bài học thuộc lòng,
như trường hợp nhà giáo Bùi Văn Bảo với bút hiệu Bảo Vân, nhà giáo Đặng Duy
Chiểu với bút hiệu Chiêu Đăng, thường thấy xuất hiện trong những sách giáo khoa
Việt văn tiểu học do các ông biên soạn… Một vài tác giả khác, như Kình Dương,
Như Tuyết, Thy Thy, Đề Quyên… dường như cũng gốc thầy cô giáo, chuyên sáng tác thơ
cho bài học thuộc lòng. Phần còn lại là thơ của một số người làm thơ nghiệp dư,
có bài đăng rải rác đâu đó trên một số báo, tạp chí đương thời, được các nhà
biên soạn sách giáo khoa chọn đưa vào sách của mình.
Chỉ
cần tôn trọng chương trình và lời hướng dẫn do Bộ Giáo dục vạch ra một cách
tổng quát, các tác giả sách giáo khoa được tự do chọn bài để đưa vào sách, và
giáo viên đứng lớp cũng có quyền chọn quyển giáo trình nào mình ưa thích để
giảng dạy. Nhờ vậy, nội dung sách giáo khoa phong phú, tuy vẫn có những nét
chung nhưng mỗi người một vẻ, và trong điều kiện được tự do như thế, các giáo
chức soạn sách cũng cố thi đua cạnh tranh nhau một cách tự giác để soạn ra
những giáo trình được nhiều người vừa ý, chấp nhận. Phần thưởng xứng đáng của
họ là sách được nhiều người tin dùng, chứ không phải những mảnh bằng khen của
Nhà nước.
Bộ Giáo
dục chỉ khuyến cáo các giáo viên bằng lời chỉ dẫn chung, như về Việt ngữ thì có
nêu rõ: “Trong lúc dạy Việt ngữ, giáo chức nên nhớ rằng chương trình ấy
không phải đứng tách hẳn chương trình của các môn học khác như đức dục, công
dân giáo dục, sử ký, địa lý v.v…. mà phải cố tìm cách cho chương trình các môn
học ấy và khoa Việt ngữ có liên lạc với nhau (…). Đặc biệt chú ý về Việt ngữ:
nên nhẹ về phần tầm chương trích cú, nghệ thuật vị nghệ thuật, và phải chú ý đề
cao vấn đề nghệ thuật vị nhân sinh (phục vụ cho đạo đức con người, cho hạnh
phúc gia đình, cho an ninh xã hội, cho độc lập, tự do)”.
Chương trình Việt ngữ tiểu học thời đó,
thông thường gồm các phân môn sau:
- Ngữ vựng;
- Tập đọc và Học thuộc lòng;
-
Chính tả, Văn phạm (chỉ dạy ở lớp Nhì và lớp Nhất, tức lớp Bốn và lớp Năm), Tập
viết;
- Tập làm văn (chỉ không dạy ở lớp Năm tức lớp Một).
Môn Quốc văn rất được coi trọng, chẳng hạn lớp
Năm (đến năm 1967 đổi gọi là lớp 1), mỗi tuần học 25 giờ, trong đó đã có tới 9
giờ rưỡi dành cho môn này. Riêng về phân môn Học thuộc lòng, mỗi tuần học sinh
từ lớp Năm (sau năm 1967 gọi lớp 1, tương đương lớp 1 bây giờ) đến lớp Nhất
(sau năm 1967 gọi lớp 5, tương đương với lớp 5 bây giờ) đều có bài học.
Chủ
đề (hay chủ điểm) các bài Học thuộc lòng luôn đi theo chủ đề của các bài Tập
đọc. Về tiêu chuẩn lựa chọn thì tuy có sự khác nhau chút ít tùy soạn giả hoặc
tùy cấp lớp nhưng đều có thể hiểu đại khái: “Về bài Tập đọc và Học thuộc
lòng, bài soạn nào cũng đi sát với chương trình cùng trình độ của học sinh theo
những chủ điểm có liên quan tới nhiều môn khác” (Thềm Văn Đắt-Huỳnh Hữu
Thanh, Việt ngữ bộ mới lớp Nhứt, “Lời nói đầu”, NXB Nam Sơn,
In lần thứ sáu). Hoặc: “Về học thuộc lòng, chúng tôi chú trọng lựa chọn
những bài văn vần có tính cách kích thích lòng yêu nước và tinh thần tranh đấu
của nhân dân” (Đặng Duy Chiểu và Một nhóm giáo viên, Quốc văn toàn thư lớp Nhì, “Lời nói đầu”, NXB Sống Mới,
1959). Có soạn giả còn nêu rõ hơn: “Về văn vần dùng làm các bài Học thuộc
lòng, chúng tôi đã hợp tác cùng một số thi sĩ để soạn riêng những vần thơ trong
sáng, dễ hiểu, giàu nhạc điệu cho thích hợp với các em hơn” (Bùi Văn Bảo, Tân Việt văn lớp Năm (lớp Nhứt cũ), “Lời nói đầu”,
NXB Sống Mới, 1971)…
Khảo
sát một số sách giáo khoa cũ còn tìm được, cũng như bộ Tiểu Học Nguyệt San do Bộ Giáo dục thời đó ấn hành, chúng
ta thấy về hình thức, hầu
hết chúng đều là những bài thơ lục bát, song thất lục bát hoặc thơ mới (với mỗi
câu 8 chữ, 7 chữ, hoặc số chữ trong các câu không đều nhau), ít khi có thơ luật
(với niêm luật chặt chẽ kiểu Đường luật), trừ một vài bài trích dẫn từ thơ cổ
của người xưa như của Tản Đà, Nguyễn Khuyến…
Dân
tộc Việt Nam
sính thơ, có truyền thống về khối ca dao khổng lồ và thơ lục bát, nên ngay cả
trong lĩnh vực tuyên truyền, giáo dục cũng có thói quen sử dụng văn vần. Nhờ có
vần điệu dễ nhớ dễ thuộc, những bài thơ như thế không chỉ được dùng để kêu gọi,
thức tỉnh đồng bào về một việc gì đó mà còn thường được áp dụng trong những bài
học về đạo đức, hoặc để phổ biến kiến văn đủ loại. Nếu đem so sánh những bài
thơ học thuộc lòng trong các sách Quốc văn tiểu học giai đoạn 1954-1975 với Nhị thập tứ hiếu, Gia huấn ca, Đại Nam quốc sử diễn ca (giữa thế kỷ 19), với những bài thơ
răn dạy đạo đức in trong bộ Thông
loại khóa trình của nhóm
Trương Vĩnh Ký (nửa sau thế kỷ 19), hoặc với những bài ca cổ động phong trào
Duy Tân in trong tập Quốc dân
tập độc(năm 1907, đầu thế kỷ 20) của nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục (xem Thơ văn Đông Kinh Nghĩa Thục,
NXB. Văn Hóa, 1997), chúng ta sẽ thấy rất rõ giữa chúng với nhau là “nhất mạch
tương thừa”.
Thử
dẫn vài đoạn thơ như sau trong Quốc
dân tập độc, sẽ chứng minh được hầu hết những bài thơ học thuộc lòng sưu
tập lại từ các sách Quốc văn tiểu học nói trên là có cùng một “giọng”, chung
một phong cách:
Đấng
làm trai sinh trong trời đất,
Phải
sao cho rõ mặt non sông.
Kìa
kìa mấy bậc anh hùng,
Cũng
vì thủa trước học không sai đường.
Cuộc
hoàn hải liệt cường tranh cạnh,
Mở
trí dân giàu mạnh biết bao.
Nước
ta học vấn thế nào,
Chẳng
lo bỏ dại nhẽ nào được khôn.
Chữ
quốc ngữ là hồn trong nước,
Phải
đem ra tính trước dân ta,
Sách
các nước sách Chi na,
Chữ
nào nghĩa ấy dịch ra tỏ tường.
(“Bài
hát khuyên học chữ quốc ngữ”, sđd., tr. 110)
Hoặc:
Nước
Nam ta từ đời Hồng Lạc,
Mấy
nghìn năm khai thác đến nay,
Á
châu riêng một cõi này,
Giống
vàng ta vẫn xưa nay một loài.
(Bài
hát yêu nước”, sđd., tr. 111)
Hoặc:
Đạo
vệ sinh phải nên biết trước,
Nghĩ
rượu men là chất độc người.
Xin
ai chớ lấy làm chơi,
Rượu
ngon cấm tiệt nhớ lời Hạ vương.
(“Bài
hát răn người uống rượu”, sđd., tr. 135)
Để phổ
biến kiến thức, các nhà nho thuở trước dạy dân, cũng quen dùng cùng một thể
loại văn vần, để giúp người học dễ thuộc nằm lòng:
Năm
châu quanh mặt địa cầu,
Á
châu lớn nhất, Mỹ châu thứ nhì.
Châu
Âu, châu Úc, châu Phi,
Mỗi
châu mỗi giống sắc chia rành rành.
(“Bài
hát kể đường đất nước ta”, sđd., tr.
115)
Về nội dung, những bài học
thuộc lòng trong các sách Quốc văn tiểu học không kém phần phong phú, đa dạng.
Đương nhiên chúng có tính hiện đại gần gũi với thời nay hơn so với các thế hệ
trước, nhưng tựu trung vẫn chú trọng rèn luyện cho học sinh về nhân cách, đạo
đức, óc cầu tiến, chí tiến thủ, niềm tin ở sự tiến bộ của khoa học, và nhất là
lòng nhân ái, yêu thương-tôn trọng con người…. Đa số bám theo những bài học
luân lý, với những nội dung cụ thể được lặp đi lặp lại từ lớp tiểu học nhỏ nhất
đến lớn nhất và thường xoay quanh một số chủ đề như:
-
Bổn phận đối với bản thân: giữ vệ sinh cá nhân, rèn luyện thân thể, bồi dưỡng
chí khí, óc mạo hiểm và những phẩm chất tốt đẹp khác, nhất là tính trung thực,
thật thà… Việc rèn luyện phẩm đức phải đi đôi với quyết tâm từ bỏ các thói hư
tật xấu…
-
Khuyến học. Xác định động cơ học tập đơn giản “Ngày nay học tập ngày mai giúp
đời”…
-
Lòng hiếu kính trước hết đối với ông bà, cha mẹ rồi đến các bậc tôn trưởng
khác: anh chị, bà con cô bác, thầy cô giáo, người già
cả…
- Cổ
vũ tình yêu quê hương xứ sở, từ đó ra sức góp phần xây dựng Tổ quốc giàu mạnh;
đề cao lòng tự hào dân tộc, ca ngợi anh hùng dân tộc, kêu gọi bảo vệ Tổ quốc
chống xâm lăng; ca ngợi quê hương giàu đẹp, các thuần phong mỹ tục, và đề cao
giá trị tiếng mẹ đẻ…
-
Tình dân tộc, nghĩa đồng bào.
-
Lòng bác ái thương người yêu vật, tình đồng loại, đặc biệt tình cảm đối với
tầng lớp lao động chân tay nghèo khổ và những người có hoàn cảnh khốn khó, cơ
nhỡ.
- Ca
ngợi giá trị-nét đẹp của lao động và lòng biết ơn những con người lao động, đặc
biệt đối với dân quê cày ruộng và tầng lớp thợ thuyền, người buôn bán nhỏ và
dân nghèo thành thị, từ em bé đánh giày đến người thợ hớt tóc, bác thợ mộc, thợ
rèn …
-
Các nghĩa vụ đối với tha nhân và với xã hội. Bổn phận và quyền lợi công dân.
- Ca ngợi
nếp sống thanh bần, đạm bạc, tri túc tiện túc; đề cao tinh thần trọng nghĩa
khinh tài…
-
Kinh nghiệm sống (qua một số bài thơ ngụ ngôn).
- Cổ
vũ dùng hàng nội hóa, phát triển nông-công-thương nghiệp.
-
Phổ biến tri thức khoa học phổ thông (về vũ trụ-thiên nhiên, máy móc, các phát
minh…), đề cao tinh thần khoa học, phê phán óc mê tín dị đoan.
- Ước mơ
có được cuộc sống thanh bình, ấm no, hạnh phúc.
Ngày
nay đọc lại những bài học thuộc lòng này, ngoài phần nội dung tư tưởng mang
tính giáo dục hàm chứa bên trong ra, chúng còn giúp ta tái hiện được một cách
sinh động hình ảnh năm-sáu mươi năm về trước của vùng đất Sài Gòn và một số
tỉnh thành từ Cà Mau ra đến các tỉnh Trung bộ, qua đó thấy rõ khung cảnh sinh
hoạt muôn màu muôn vẻ của người dân từ nông thôn đến thành thị. Hình ảnh con
trâu, cái cày, bác nông phu, anh công nhân, chị bán hàng xén, mái tranh vách
đất đơn sơ ở nông thôn và các khu phố chợ tráng lệ ở thành thị… có lẽ được nhắc
tới nhiều nhất, và thật cảm động, vì chúng phản ảnh hoàn cảnh sống thật của đa
số người dân Việt miền Nam trong bối cảnh chiến tranh và sự nghèo khổ, cùng như
cho thấy trình độ phát triển về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội một bộ phận
phân ly của đất nước vừa thoát khỏi ách cai trị của chế độ thực dân cũ.
Đây là hình ảnh
của người nông phu Việt Nam, thành phần dường như luôn được đề cập và đề cao
nhiều nhất, trong hoàn cảnh một đất nước nông dân chiếm phần đa số và vì thế họ
cũng có tư cách lẫn tính cách đại diện cho cả dân tộc ở một giai đoạn phát
triển kinh tế-xã hội nhất định:
Đôi
cánh tay rắn chắc,
Anh
xới lúa vun dâu.
Mồ
hôi rơi thấm đất,
Tình
anh tràn ruộng sâu.
Tóc
anh vương vấn gió chiều,
Hồn
anh thấm lúa, lan vào hương quê.
Đôi
trâu bạn bè,
Cuốc
cày tri kỷ.
Khỏe
làm mệt nghỉ,
Đời
đẹp như thơ.
Lòng
anh hòa với lũy tre,
Hòa
trong lòng đất, đem về nguồn vui.
CAO
THÀNH NHÂN (Tiểu Học Nguyệt San, tháng 1-2.1957)
Một cách diễn tả
khác, giản dị và thực tế hơn:
Làm
ăn từ sáng đến chiều,
Giữa
trời bêu nắng như thiêu ngoài đồng.
Ruộng
nương chẳng chịu bỏ không,
Hết
mùa lúa thóc lại trồng bắp khoai.
Nghiệp
nhà gánh vác hai vai,
Chẳng
chồn gót sắt, chẳng phai dạ vàng...
NAM
HƯƠNG (Trích Giáo Khoa Tạp Chí)
(Tiểu Học Nguyệt San, tháng 7.1961)
Nghề
nông thời bấy giờ luôn được ca tụng không tiếc lời, như một nghề cao quý, nhưng
bằng những lời lẽ chân thành, giản dị. Một hình thức khuyến nông qua văn chương
với nghệ thuật sử dụng ngôn từ điêu luyện:
Non
cao cũng có đường leo,
Đường
dẫu khó trèo, cũng có lối đi.
Cao
nguyên đất tốt lo gì,
Cày
cấy kịp thì, chồng vợ ấm no.
Đất
mầu giòng đậu, giòng ngô,
Đất
lầy cấy lúa, đất khô làm vườn.
Nghề
nông ra sức khuếch trương,
Cao
nguyên phá rẫy, làm nương ven đồi…
Tưởng
rằng đá rắn thì thôi,
Ai
ngờ đá rắn nung vôi lại nồng.
Tưởng
rằng đất núi gai, chông,
Ai
ngờ đất núi cấy trồng nở hoa…
DÂN
VIỆT (Tiểu Học Nguyệt San, tháng 2.1958)
Mùa
gặt hái đã được nhà thơ Bàng Bá Lân mô tả bằng một đoạn hoạt cảnh thật sinh
động:
Trời
tang tảng, sương đao bay lớp lớp,
Cánh
đồng quê mờ ngập khói sương mờ.
Từ
cổng làng, từng bọn kéo nhau ra,
Tiếng
quang hái, đòn cân va lách cách.
Họ
vui vẻ đi nhanh trên đường đất,
Rồi
tạt ngang, tản mát khắp đồng quê.
Họ
dừng chân bên ruộng ướt sương khuya,
Lúa
rạp rạp ngã, theo gió thổi…
BÀNG
BÁ LÂN (Tiểu Học Nguyệt San, số 5. 1957)
Còn
đây là giá trị của người công nhân, làm việc ngày đêm không nghỉ, được đề cao như
một anh hùng, không chỉ để lo cho bản thân, gia đình, mà còn đóng góp vào nghĩa
vụ chung phục vụ đồng loại:
Em
có biết, học sinh, em có biết,
Các
tiện nghi em thụ hưởng hằng ngày,
Là
công trình vô số những bàn tay,
Chai
dắn lại sau những ngày lam lũ?
Trong
cơ xưởng, khắp nơi trên hoàn vũ,
Bánh
xe quay, máy móc chuyển rầm rầm.
Bao
công nhân, ngày hai buổi, âm thầm,
Lo
phận sự chu toàn, không mệt mỏi.
Công
nhân hỡi! Người anh hùng không tên tuổi!
Nhờ
có anh, còi nhà máy vang rền.
Nhờ
có anh, nhân loại mãi vươn lên,
Đến
tột đỉnh nền văn minh cơ khí.
NGỌC
LUYỆN (Nhóm Lửa Việt, Việt ngữ,
lớp Bốn)
Hoặc:
Da
mồ hôi tưới nắng đào bóng loáng,
Gân
ngoằn ngoèo, cùng năm tháng dẻo dai.
Thớ
thịt căng, mọi nét máu chạy dài,
Pho
hoạt tượng, hình của người lao động.
Còi
nhà máy rộn lên, vang sức sống!
Khói
tung bay, cuồn cuộn bốc mây xanh.
Tay
vung lên, ôm giữ mộng hiền lành,
Tiếng
kèn kẹt xoay nhanh vòng xã hội…
Những
thanh sắt vang lời ca dữ dội,
Tia
lửa bừng, hôi hổi sức công nhân.
Đẹp
hiên ngang, một sắc đẹp tuyệt trần!
Tô
non nước, thêm muôn phần rực rỡ.
Người
lao công, ngươi là người muôn thưở,
Xây
hình hài cho bờ cõi quê hương!
Người
lao công! kìa tráng lệ huy hoàng!
Thay
tạo hóa điểm trang toàn thế giới…
HIỆP
NHÂN (Tia Sáng) (Hà Mai Anh, Tiểu
học Quốc văn, lớp Nhất)
Rồi
tới tầng lớp dân nghèo thành thị. Không nghề nghiệp nào bị bỏ sót, bị coi
thường, miễn nó lương thiện và phục vụ cho con người bằng lương tâm chức
nghiệp, từ anh thợ cắt tóc cho tới bác thợ rèn, đều có nét đẹp riêng của người
lao động chân chính:
Trong
túp lá bên đường qua xóm chợ,
Tiếng
“băng! băng!” từng chập dội vang rền:
Bác
thợ rèn làm việc, ở ngay bên,
Nào
đe, búa, nào than, nào sắt, bễ.
Một
đứa bé, ngồi cao trên chiếc ghế,
Rướn
thân gầy thụt bễ chẳng khi lơi.
Lò
than hồng, hừng hực đỏ, reo vui,
Mưa
bụi lửa từng cơn bay tới tấp.
Cứ
mỗi lần vươn vai giơ búa đập,
Là
một lần thanh sắt ở trên đe,
Lại
oằn đi, dưới sức mạnh tràn trề,
Của
bắp thịt người cần lao kiên nhẫn.
NGUYỄN
NGỌC (Nhóm Lửa Việt, Việt ngữ,
lớp Bốn)

(Nguồn: www.doisongphapluat.com)
Tuy
nhiên, cũng còn có những cảnh đời cơ khổ, bất hạnh, lỡ làng… của bác phu xe, em
bé đánh giày, và những trẻ mồ côi…, tất cả đều được miêu tả sinh động như một
cách khéo để đánh thức lương tâm và kêu gọi sự quan tâm cũng như tinh thần liên
đới trách nhiệm của mọi người trong nỗ lực đấu tranh cho công bằng xã hội:
Bác phu xe:
Trời
mưa như trút nước,
Đường
nhựa bóng như gương.
Gió
rung, gào, gió thét,
Nhìn
cây cối mà thương.
Giờ
chỉ còn mấy bác,
Phu
xe cứ chạy đều.
Chân
đạp, tay bẻ lái,
Gắng
lướt gió ngược chiều.
Dưới
trời mưa ướt át,
Dưới
gió rét căm căm.
Người
phu xe cảm thấy,
Cả
thân thể như dần.
Trong
cơn mưa gió đó,
Ai
ngồi ở trong nhà.
Có
để ý nhìn qua,
Những
con người lao khổ.
Theo
XUÂN CHINH (Tiểu Học Nguyệt San, tháng 4.1957)
Em
bé đánh giày:
Mai
vàng đua nhau nở,
Báo
hiệu xuân về đây.
Bao
nhiêu người vui vẻ,
Buồn
riêng em đánh giày.
Em
xách chiếc thùng cây,
Mang
tấm thân ốm gầy,
Len
khắp đường phố chợ,
Tìm
đánh một đôi giày.
Em
lê tấm thân tàn,
Vào
các tiệm cao sang,
Đánh
giày ăn qua bữa,
Thân
trẻ sớm cơ hàn1.
Xuân
này em lang thang,
Đi
khắp các phố phường,
Mang
quần áo tả tơi,
Rước
xuân bằng đau thương.
ĐỘC
LINH (Tiểu Học Nguyệt San, tháng 9.1961)
Và
những trẻ mồ côi:
Có
những con người đang thời hoa nở,
Sống
trong niềm đau khổ: kiếp lầm than.
Cặp
chân non ngày tháng những lang thang,
Trên
đường phố ngút đầy bao gió bụi.
Tuổi
niên thiếu dệt trong ngàn sầu tủi,
Không
gia đình, cha mẹ, khát tình yêu.
Ôi
long đong, thân trẻ nhỏ sớm chiều,
Ngàn
cực nhục cũng chỉ vì cơm áo!
Tuổi
niên thiếu lớn dần trong khổ não,
Mặt
trẻ trung đầy những nét đau thương.
Sống
lầm than, dầu dãi nắng mưa sương,
Thân
còm cõi không đủ đầy nhựa sống.
Những
trẻ ấy dưới bầu trời cao rộng,
Đưa
mắt nhìn thèm khát cảnh yên vui.
Có
chăng ai, chỉ một phút ngậm ngùi,
Cho
thân phận con người xấu số.
XUÂN
CHÍNH (Tiểu Học Nguyệt San, tháng 3.1959)
Hoặc:
Hai
đứa trẻ
Trên
vỉa hè,
Dòng
đời đã bước lê thê,
Chúng
đi, đi mãi biết về nơi đâu?
Chúng
đã cùng chung một nỗi sầu,
Khi
mùa ly loạn rắc thương đau.
Gặp
nhau trong buổi chiều đông giá,
Mỗi
dải khăn tang, mỗi mái đầu.
Hôm
nay mưa gió lắm,
Chúng
sát lại gần nhau,
Hòng
san hơi thở ấm,
Cho
đỡ lạnh lòng đau.
Dật
dờ trong bóng tối,
Hai
trẻ dắt nhau đi.
Đêm
nay chúng sẽ về đâu nhỉ?
Hay
vẫn bơ vơ kiếp lạc loài!
H.H.
(Hà Mai Anh, Tiểu học Quốc văn,
lớp Nhất)
Ngoài mấy nội dung liên quan đến việc mô tả các thành phần dân dã trong xã hội,
gần một phần ba số bài thơ dùng làm bài học thuộc lòng đã được nhắm vào chủ đề
bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những tình cảm lành mạnh đối với đất nước mến yêu. Đó
là những bài thơ ca ngợi quê hương xứ sở giàu đẹp, qua hình ảnh của con trâu
trên đồng lúa, mái tranh vách đất trong xóm nghèo, rồi những con kênh, giếng
nước, lũy tre…, các hoạt động xã hội trong làng xã, gợi nên ước mơ về một cuộc
sống an cư lạc nghiệp trong cảnh hòa hợp, thanh bình, hạnh phúc:
Quê
em nhà cửa liền nhau,
Mái
tranh, mái ngói chen màu xinh xinh.
Quê
em có miểu, có đình,
Có
con sông nhỏ uốn mình trong tre.
Có
đồng có ruộng bao la,
Nông
dân làm lụng hát ca bên đồng.
Lúa
xanh đang trổ đòng đòng,
Một
mùa mơn mởn1 đẹp lòng
dân quê.
Nương
dâu xanh ngắt bốn bề,
Bắp,
mì, khoai, đỗ, lang, mè tốt xanh.
Sớm
hồng trời đẹp trong lành,
Sương
mai rung động trên cành chim ca.
Vàng
son lơ lửng chiều tà,
Đồng
quê thơ mộng bao la xanh rờn.
THANH
GIANG (Tiểu Học Nguyệt San, tháng 10.1958)
Quê
tôi có một con sông,
Có
nương khoai thắm, có đồng lúa xanh.
Bốn
mùa gió mát, trăng thanh,
Bốn
mùa lúa tốt, dân lành vui tươi.
Đó
đây vang tiếng nói cười,
Câu
hò, giọng hát của người nông dân.
Ngày
đêm chẳng quản tấm thân,
Nắng
mưa dầu dãi bao lần nào than.
Mồ
hôi đem tưới mùa màng,
Chân
tay xới mảnh đất vàng thân yêu.
Quê
tôi trong ánh nắng chiều,
Vi
vu thoáng tiếng sáo diều nhặt khoan.
HÀN
GIANG (Nhóm Lửa Việt, Việt ngữ,
lớp Bốn)
Tôi
đã đi,
Từ
Cà Mau ra Bến Hải.
Tôi
đã dừng lại,
Khắp
các nẻo đường.
Nước
xanh màu bát ngát đại dương,
Hay
trùng điệp núi rừng cao nguyên đất đỏ.
Tôi
đã qua,
Khắp
các đô thành nguy nga, to nhỏ,
Bãi
biển, đồi thông.
Lúa
Hậu Giang bát ngát ngập đồng,
Dừa
Bình Định tô xanh miền cát trắng.
THNS.
(Nhóm Lửa Việt, Việt ngữ,
lớp Bốn)
Thành phố Huế cổ kính 50-60 năm về trước
đã được mô tả sinh động bằng mấy nét chấm phá tiêu biểu, với chùa Thiên Mụ, với
sông Hương và dải núi Ngự Bình, vẽ nên một bức tranh nên thơ, êm đềm tuyệt đẹp:
Dưới
cảnh sắc chiều vàng bóng ngả,
Thành
Huế như bức họa muôn màu.
Xa
xa ngọn chuối, tàu cau,
Ngàn
thông vi vút, bóng dâu chập chờn.
Cảnh
cung điện vàng son chói lọi,
Dải
tường thành vòi vọi quanh co.
Nguy
nga tòa sở nhỏ to,
Nếp
xưa bộ viện dư đồ còn nguyên.
Thiên
Mụ cố lánh niềm trần tục,
Tẩm
lăng còn y thức ngựa voi.
Sông
Hương đáy hiện khuôn trời,
Ngự
Bình lồng bóng giữa vời chon von.
VŨ
HUY CHÂN (Tiểu Học Nguyệt San, tháng 8.1960)
Một
trong những nội dung quan trọng xuyên suốt của những bài học thuộc lòng thời kỳ
này là bồi dưỡng lòng yêu nước cho thế hệ tiểu học. Yêu nước phải luôn gắn liền
với thương dân, còn được thể hiện bằng tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất
mỗi khi đất nước bị đe dọa trước hiểm họa xâm lăng từ bên ngoài. Vì thế không
ít bài học thuộc lòng đã được dành riêng cho chủ đề lịch sử, nhắc lại những
chiến công oanh liệt mà các thế hệ cha ông đã làm nên để bảo vệ Tổ quốc. Một số
bài như thế có lời lẽ kích động hùng hồn không khác gì những hồi trống trận
giục giã. Bài thơ ngắn sau đây đã tóm thuật được cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của
Bình Định Vương Lê Lợi, đánh đuổi quân Minh xâm lược:
Bao
năm sắm sửa, đợi chờ,
Lam
Sơn gióng trống, mở cờ ra binh.
Quyết
lòng tận diệt quân Minh,
Giữa
hàng tướng tá xưng Bình Định Vương.
Mười
năm lận đận bốn phương,
Gian
nan rồi mới lên đường vinh quang.
Trận
cuối cùng, ải Chi Lăng,
Vương
Thông nộp giáo, Liễu Thăng rơi đầu.
Hồ
Gươm xanh ngắt một màu,
Tưởng
chừng kiếm quý còn đâu chốn này!
BẢO
VÂN (Tiểu Học Nguyệt San, tháng 3.1958)
Trận cuối cùng ở Chi Lăng năm 1427 kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh
10 năm giành độc lập dân tộc, đã được một tác giả khác diễn lại như một khúc
hùng ca:
Mưu
thần một trận ra oai,
Kinh
hồn Tống tướng, khiếp tài Nam binh,
Trời
Nam yên hưởng thái bình,
Nghìn
thu công đức Đại Hành chớ quên.
Ỷ
nước mạnh, hiếp dân hèn,
Bắc
Nam
còn lại lắm phen tranh hùng.
Chi
Lăng sau vẫn một vùng,
Là
nơi giặc Liễu bước cùng bỏ thân.
Kìa
ai mật nếm, gai nằm,
Một
thân gánh vác, mười năm dãi dầu.
Tấm
gương ái quốc còn lâu,
Ngàn
năm để cháu con sau học đời.
Có
thân phải biết giống nòi,
Rồng
Tiên quyết chẳng kém người năm châu?
DƯƠNG
ĐÌNH TẨY (Tiểu Học Nguyệt San, tháng 4.1957)
Và
hào khí đó đã luôn được lặp đi lặp lại suốt theo tiến trình lịch sử các cuộc
đấu tranh giành độc lập, như một cách để un đúc niềm tự hào dân tộc và ý chí
bảo vệ Tổ quốc chống xâm lăng cho thế hệ tương lai đất nước. Chủ đề này đã được
thể hiện sinh động trong rất nhiều bài thơ học thuộc lòng khác, nhắc lại những
chiến công oanh liệt về sau nữa, như bài “Xuân Kỷ Dậu”:
Băng
băng đuốc lửa, rừng gươm giáo,
Khí
thế quân Nam
nước lũ tràn.
Khuya
tối mồng năm, liên tiếp sáng,
Hà
Hồi thất thủ, Ngọc Hồi tan.
Đoàn
quân giải phóng tràn xô đến,
Ngựa
thét lừng mây, súng đổ thành.
Sĩ
Nghị, nửa đêm quăng ấn tín,
Mình
không gươm, giáp, chạy về Thanh.
Một
lũ tàn quân theo chủ tướng,
Tranh
nhau, cầu đổ, vỡ cường chinh.
Sông
Hồng ngập ngụa thây quân Mãn,
Máu
đỏ trôi về tận Bắc Kinh.
Cờ
Việt thượng lên tầng soái phủ,
Quang
Trung dừng ngựa giữa Thăng Long.
Áo
bào khói súng pha đen xạm,
Chiến
thắng dân, quân: nức một lòng.
TỪ
TRẨM LỆ (Bùi Văn Bảo, Quốc văn
toàn tập, lớp Nhất)
Nhưng trước hết là đời sống, tâm tư, nguyện vọng đẹp đẽ của
lứa tuổi học trò khi còn ngồi dưới mái học đường, được lặp đi lặp lại trong
suốt đoạn đường tiểu học. Ngoài nội dung khuyến học vốn chiếm một tỉ phần quan
trọng, các thứ đức tính, bổn phận mà người học sinh cần có trong tương quan với
thầy, bạn cũng luôn luôn được nhắc nhở, như trách nhiệm học tập, lòng biết ơn
thầy, thái độ xử sự với bạn bè cùng lớp, cùng trường… Và gần gũi nữa là những
kỷ niệm tươi vui, êm đềm của tuổi ấu thơ trong “thời cắp sách”:
Ôi!
êm ái là thời đang cắp sách!
Ôi
vui tươi là lúc hãy còn thơ!
Đời
đẹp đẽ như trong một giấc mơ,
Và
thắm đậm như một mùa xuân mới.
Có
những lúc hồn nhẹ nhàng phơi phới,
Cũng
đôi khi nặng trĩu bởi lo âu.
Nhưng
một khi bài đã thuộc lầu lầu,
Lo
lắng biến, nhường phần cho vui vẻ.
Rồi
những phút đời vô cùng đẹp đẽ,
Hưởng
tình trong của bạn hữu thân yêu.
Những
truyện vui, rồi những truyện vui theo,
Cứ
mau chóng chạy qua cùng ngày tháng.
Những
tình cảm nơi học đường xán lạn,
Quên
làm sao, tuy dĩ vãng xa xôi?
Vì
đó là những kỷ niệm của thời,
Thời
cắp sách, thời vô ngần trong sạch.
LÂM
NGỌC SĨ (Hà Mai Anh, Tiểu học
Quốc văn, lớp Nhất)
Những cảm xúc
tươi vui, hăm hở của “ngày tựu trường”:
Nô
nức hôm nay, buổi tựu trường,
Như
chim ríu rít sáng tinh sương.
Các
em tấp nập ra trường học,
Lê
guốc giày vang khắp phố phường.
Nét
mặt ngây thơ miệng mỉm cười,
Áo
quần mới mẻ dáng vui tươi.
Tay
cầm cặp sách đi chân sáo,
Lòng
vẫn lâng lâng, mặt sáng ngời.
Giữa
đám mây xanh hiện mái trường,
Một
hồi trống giục đã ngân vang.
Cổng
trường mở rộng như chào đón,
Những
đám trò em bước vội vàng.
Bạn
cũ gặp nhau lại nghịch tinh,
Vui
đùa, cười nói, chuyện tâm tình.
Trời
thu mây kéo như thông cảm,
Với
nỗi niềm vui của học sinh.
VŨ
TIẾN THU (Tiểu Học Nguyệt San, tháng 9-10.1959)
Cũng
như nỗi sung sướng khi buổi học cuối cùng chấm dứt, sắp được bước vào trọn ba
tháng nghỉ hè đầy thơ mộng, thời gian để lấy lại sức khỏe và tinh thần chuẩn bị
cho năm học mới kế tiếp (chứ không như ngày nay, cứ học suốt!):
Sung
sướng quá, giờ cuối cùng đã hết,
Đoàn
trai non hớn hở rủ nhau về.
Chín
mươi ngày nhảy nhót ở miền quê,
Ôi
tất cả mùa xuân trong mùa hạ!
Một
nét mặt, trăm tiếng cười rộn rã,
Lời
trên môi chen chúc nối nghìn câu.
Chờ
đêm nay: sáng sớm bước lên tàu,
Ăn
chẳng được, lòng nôn nao khó ngủ.
Trong
khoảnh khắc, sách bài là giấy cũ,
Nhớ
làm chi. Thầy mẹ đợi, em trông.
Trên
đường làng, huyết phượng nở thành bông,
Và
vườn rộng nhiều trái cây ngon ngọt.
Kiểm
soát kỹ, có khi còn thiếu sót,
Rương
chật rồi, khó nhốt cả niềm vui.
Tay
bắt tay, hồn không chút bùi ngùi,
Các
bạn hỡi, trời mai đầy ánh sáng.
XUÂN
TÂM (Lời tim non) (Tiểu Học Nguyệt San, tháng 5.1958)
Sự thật,
vẫn còn một số nội dung phụ khác có lẽ cũng cần được đánh giá lại cho được
khách quan hơn. Nền giáo dục ở miền Nam giai đoạn 1954-1975 dĩ nhiên
cũng có chính trị hóa học đường, nhưng tương đối ít. Đặc biệt, trong thời kỳ Đệ
nhất Cộng hòa (1955-1963), thỉnh thoảng vẫn bắt gặp ở phân môn Tập đọc-Học
thuộc lòng có xen vào mấy bài ca ngợi chế độ Cộng hòa hoặc ca ngợi lãnh tụ (Ngô
Tổng thống), chiếm tỉ lệ chừng 1/20 tổng số bài, nhưng chủ yếu chỉ tập trung ở
phần cuối sách của lớp cuối cấp tiểu học (lớp Nhất). Tờ Giáo Dục Nguyệt San (1957-1963) do Nhà nước chủ trương cố
đưa vào một số ít bài có nội dung “chống cộng” khá rõ rệt để giới thiệu cho
giáo chức sử dụng, nhưng những loại bài như thế lại hầu như không được các nhà
biên soạn sách giáo khoa tiểu học đáp ứng để đưa vào sách của
mình!
Ngoài ra, do nhận thức-tầm nhìn chung của xã hội lúc bấy giờ còn rất hạn chế về
vấn đề bảo vệ môi trường, không tránh được vài sách Quốc văn tiểu học đã “vô
tư” đưa vào một số bài học thuộc lòng có nội dung liên quan đến những thú vui
(như đá gà, săn bắn…) mà nếu đứng trên quan điểm bảo vệ môi sinh hiện đại thì
là không lành mạnh, có thể sẽ mang đến những tác dụng-hiệu quả tiêu cực. Xét
riêng về phương diện này, sách giáo khoa môn Văn tiểu học thời kỳ này đã có một
bước lùi so với giai đoạn 1940: trong khi ở Quốc
văn giáo khoa thư(lớp Sơ đẳng) của nhóm Trần Trọng Kim có bài “Không nên
phá tổ chim” quá hay (xem Quốc
văn giáo khoa thư, Tuyển tập, NXB. Trẻ, 1995, tr. 41), thì ở một sách Quốc
văn Toàn thư lớp Ba nọ, có soạn giả đưa vào chủ đề Săn bắn đến 2 bài tập đọc
“Phát súng đầu tiên”, “Một nhà thiện xạ”, 1 bài chính tả “Đuổi chim”, còn 1 bài
học thuộc lòng thì là… “Thú đi săn” (ghi tên tác giả Hồng Vân), trong có mấy
câu nói theo bây giờ là rất “phản cảm”:
Vui
thay cái thú đi săn!
Núi,
rừng lặn lội, băng ngàn vui say!
Khi
nhắm thỏ, khi rình nai,
Khi
theo dấu cọp, khi gài chú beo.
Khi
mừng gặp gỡ heo rừng,
Khi
vui bắt đặng cặp sừng con gô.
Khi
mê theo dõi ông bồ,
Khi
chờ tê giác, khi mơ sư vàng.
(Phạm
Trường Xuân…, Quốc văn toàn
thư, lớp Ba, quyển II, NXB. Việt Hương, Sài Gòn, 1961, tr. 94)
Trong một xã hội mà còn có ông vua nêu gương
xấu cho dân như cựu hoàng Bảo Đại thời đó suốt ngày chỉ biết vui chơi săn bắn
chẳng lo gì đến việc nước, thì việc dạy cho dân chịu từ bỏ cái “thú đi săn” quả
là không dễ dàng chút nào!
Ngoài một số mặt hạn chế tất nhiên do hoàn cảnh lịch sử cụ thể quy định, sẽ
không là quá đáng nếu chúng ta coi những bài học thuộc lòng cấp tiểu học thời
bấy giờ đã góp phần rất tốt vào việc hình thành một nền văn chương giáo khoa
với nội dung rất phong phú đa dạng, lành mạnh và có tác dụng tích cực trong
việc rèn luyện đức-trí cho thế hệ trẻ ở lứa tuổi học trò.
Với
những giá trị khách quan nêu trên, thiết nghĩ việc sưu tập-giới thiệu lại một
số bài học thuộc lòng cũ rải rác ở các sách trước đây là một việc rất đáng nên
làm. Mục đích là để vừa bảo tồn một vốn di sản quý giá đã bị lãng quên, vừa
cung cấp cho thế hệ học trò ngày nay những bài thơ hay, mà có một thời anh em
thuộc thế hệ chúng tôi đã được hưởng dụng và luôn luôn khắc sâu trong tâm khảm
những nội dung đầy hứng thú và bổ ích.
Chiến tranh đã chấm dứt gần bốn mươi năm, thời gian có lẽ khá đủ cho sự lắng
dịu của mọi con người ở cả hai bên chiến tuyến, và vì thế cũng đủ chỗ cho lòng
khoan dung có cơ hội nảy nở để vượt qua những rào cản của ý thức hệ, từ đó chịu
nhìn lại mọi vấn đề một cách trầm tĩnh và nghiêm túc hơn, trong đó có vấn đề
cần xem xét lại sâu hơn-khách quan hơn khía cạnh thuần túy văn hóa, học thuật
của những công trình giáo dục có giá trị nhân bản đích thực mà tất cả đều do
những con người Việt Nam thiện chí, yêu nước sáng tạo nên …
Trong tình trạng xuống cấp chung của xã hội về văn hóa-đạo đức như bây giờ, đặc
biệt trong giới trẻ học sinh có khá nhiều biểu hiện tiêu cực như chửi thề, đánh
đấm hoặc thậm chí đâm giết nhau, không thế thì cũng là những thói thực dụng thô
thiển đua đòi chạy theo cuộc sống vật chất xa hoa, coi đồng tiền là tiên là
phật…, việc trở lại một cách có nghiên cứu và chọn lọc với những bài học thuộc
lòng có nội dung khích lệ cuộc sống lành mạnh có lẽ là một đề tài quan trọng
đáng để cho các nhà giáo dục và phụ huynh suy nghĩ. Trong tinh thần tích cực
đó, không loại trừ khả năng những bài thơ học thuộc lòng nằm trong đống sách cũ
còn có thể cung cấp thêm phương pháp cũng như tài liệu tham khảo cụ thể hữu ích
cho việc biên soạn, cải tiến, tái cấu trúc nội dung các sách giáo khoa tiếng
Việt bậc tiểu học mà chúng ta đang nỗ lực tiến hành một phần khá rõ, cần được
phát huy thêm, theo chiều hướng “chú trọng giáo dục đạo đức và các giá trị
truyền thống” khẳng định trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã được
Chính phủ phê duyệt hồi giữa tháng 6.2012 vừa rồi.
Nguồn:
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (95). 2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét