Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015


Cái học ngày nay rất là nguy hiểm. Ngày xưa tôi học lớp 2, lớp 3 là viết một bài văn ngắn khá trôi trãi. Thế mà do đâu? Có lẽ do xã hội tạo ra những lớp trẻ không màn đến môn tiếng việt và nói dóc một cách ngây thơ, ngộ nghĩnh. Mời các bạn xem bài viết sau đây:

Bài văn bất hủ của học trò (phần 95)

Đề bài: Tả cô giáo em.
Một học sinh lớp 3 viết như sau:
Cô giáo em hiền nhưng hơi mập, tóc cô ngắn được buộc gọn ra đằng sau, khi đi tóc cô ve vẩy ngo ngoe như cái đuôi con lợn con nhà em khi em ra cho nó ăn cám. Cô có đôi chân vòng kiềng, có lần em nghe mẹ em bảo với mẹ thằng Hà, chân như vậy sau này cô sẽ dễ đẻ hơn.

Bài văn bất hủ của học trò (phần 94)

Đề bài: Tả bà ngoại của em.
Một học sinh viết như sau:
Bà ngoại của em năm nay 40 tuổi. Hình dáng bà bình thường, chiều rộng ba mươi mét, chiều cao một mét sáu. Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cá hố. Mỗi khi bà cười hàm răng của bà không còn trắng và chắc như trước nữa mà đã gãy bốn cái răng. Khuôn mặt của bà không còn đẹp gái như trước nữa mà rất nhăn nhó. Khi cười trông bà chẳng khác gì đang nổi giận. Khuôn mặt bà bầu bĩnh, đôi mắt như mắt bồ câu trắng, dáng đi của bà rất khoan và cái miệng như trái tim rất mãnh liệt.

Bài văn bất hủ của học trò (phần 93)

Đề bài: Em hãy bình luận về đề tài tình yêu trong thơ của Nguyễn Bính.
Một học sinh viết như sau:
“Nguyễn Bính tài lắm khi xuất khẩu thành thơ 'Gió mưa là bệnh của trời. Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng'. Quả chí lý lắm, vì gió mưa thì chắc chắn ta sẽ bệnh, nhất là mưa trái mùa có gió độc như ông bà ta bảo trái gió trở trời. Còn yêu nhau thì có nhiều thứ bệnh hơn lắm hay sao? Không phải đâu, cũng bệnh như những người không yêu nhưng nó khác là bệnh tương tư. Bệnh này không có vi rút nhưng nguy hiểm hơn cả cúm gia cầm vì ai cũng mắc phải, ai cũng yêu…”.

Bài văn bất hủ của học trò (phần 92)

Đề bài: Tả về bố của em.
Một học sinh viết như sau:
"Nhà em có nuôi một ông bố tên là Đỗ Mạnh Hà. Hằng ngày bố chỉ đi kiếm tiền rồi về nhà nằm ườn ra đấy. Đến bà là người to nhất vẫn phải làm việc còn bố là người duy nhất không làm việc. Lúc ăn cơm gọi mấy cũng chưa lên còn bảo đợi tao tí. Lúc ăn cơm xong cả gia đình cùng dọn, bố chả dọn rồi xuống chat Zalo với học sinh. Em bé thế còn phải đút xoài cho bố, từ nay em không làm ôsin nữa. Em rất yêu bố vừa vừa chứ không yêu lắm"

Bài văn bất hủ của học trò (phần 91)

Chữ mẹ ngửa trái như lúa non gặp bão. Môn toán mẹ dạy là tìm nửa chu vi tuổi mẹ, tìm nửa chu vi vận tốc. Tóm lại dạng toán gì cũng là nửa chu vi.
Đề bài: Tả về mẹ của em.
Bài làm của một học sinh như sau:
Mẹ của em tên Hiền. Mẹ rất khéo tay. Luống rau mẹ cuốc chẳng cần gieo hạt gì sau dăm hôm đã mọc đầy những ngọn rau dền cơm. Rau dền cơm mẹ nấu có kèm vài ngọn rau sam ngon lắm. Ngoài canh rau, mẹ còn biết luộc trứng, luộc cả thịt. Món luộc của mẹ chẳng bao giờ bị mặn cả. Ngon lắm.
Mẹ chẳng bao giờ giúp chúng em học bài. Mẹ bảo: "Dạy học là việc của bố mày". Nhưng hôm nào bố cũng sáng đi tối mịt mới về, nhiều hôm say lả miệng thì kêu la. Những lần như vậy, mẹ không xem phim "Tấm lòng cha mẹ" nữa. Bất đắc dĩ mẹ phải dạy các con ôn bài. Chữ mẹ ngửa trái như lúa non gặp bão. Môn toán mẹ dạy là tìm nửa chu vi tuổi mẹ, tìm nửa chu vi vận tốc. Tóm lại dạng toán gì cũng là nửa chu vi. Mẹ tuyệt thật, nhưng cô giáo không cho là đúng.
Mẹ là người rất tiết kiệm. Mẹ nhặt lại các túi bóng kể cả túi bóng đựng thuốc trừ cỏ giặt sạch đi để đựng đậu bán cho các bác trong xóm. Ai cũng khen đậu của mẹ ngon. Chắc người ta chưa thấy mẹ ngâm đậu trong cái thùng ngâm cám lợn chứ nếu biết thì chẳng dám ăn.
Những ngón tay mẹ xù xì dấu ấn của những năm tháng vật lộn kiếm ăn. Mẹ đưa tay lên bới mái đầu đã bạc lốm đốm. Mẹ than thở với các dì: "Tại ông ngoại không cho tao đi học. Nếu cho đi học giờ thì tao đâu khổ thế này". 

Những bài văn bất hủ của học trò (phần 90)

Xóm em có rất nhiều bà lão nhưng em thích nhất là bà Khoái ở cạnh nhà em. Đầu bà to bằng trái dừa, mặt bà nhìn như mặt tượng.
Đề: Tả người cao tuổi
Xóm em có rất nhiều bà lão, nhưng em thích nhất là bà Khoái ở cạnh nhà em. Đầu bà to bằng trái dừa, mặt bà nhìn như mặt tượng, hai cái tai nhọn và vầng trán lồi lên sự thông minh. Mỗi khi em qua nhà bà chơi bà thường nói: “Mày ở chơi thêm tý nữa hãy về”.
Đề: Tả người ông của em
Nhà em có nuôi một ông nội. Thứ mà ông nội quý nhất chính là cái mũ phớt. Cái mũ ấy mỗi lần ông đội giống y như cái mâm lật ngược.
Đề: Tả con gà
Nhà em có một con gà trụi lông, to bằng cái ruột phích. Ngày ngày nó cũng nhảy vào chuồng lợn để ăn cám lợn.

Những bài văn bất hủ của học trò (phần 89)

Tả cây chuối: Nhà em có trồng một cây chuối. Đến mùa chuối ra quả. Cả buồng chuối dài 3 cm. 
Đề: Một học sinh tả về cây cầu mới xây
Cây cầu to, dài đến mức em đứng đầu cầu bên này, bố em đứng ở đầu cầu bên kia mà trông bố em chỉ nhỏ như một con chó.
Đề: Hãy tả một loại cây mà nhà em trồng.
Nhà em có trồng một cây chuối. Đến mùa chuối ra quả. Cả buồng chuối dài 3 cm. Lúc quả chín mẹ em chia cho hàng xóm, ăn mấy ngày không hết.
Đề: Em hãy kể lại câu chuyện “Thánh Gióng”
Ngày xửa ngày xưa, đất nước ta sinh ra được một cậu bé Thánh Gióng trông rất là quái nhân vì đã 3 tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Đột nhiên một hôm giặc tới, Thánh Gióng nhảy tót lên mình ngựa, sau khi đã ăn một bữa cơm khủng khiếp với hàng thúng cà muối mặn mà vẫn không khát nước. Thánh Gióng đánh giặc xong không biết đường về nhà vì chưa ra khỏi nhà lần nào. Thánh Gióng không biết đi đâu về đâu nên đành phải bay lên trời.

Những bài văn bất hủ của học trò (phần 88)

Em rất yêu quý chú gà trống nhà em vì hàng ngày chú đều đẻ trứng cho mẹ em đi chợ bán.
Đề: Tả con đường đến trường em.
Con đường từ nhà đến trường em dài 2 mét. Ra khỏi ngõ, em rẽ phải đi qua quán bà Xuân, rồi rẽ trái đến quán ông Vịnh là rẽ trái tiếp, đi thẳng là tới.
Đề: Tả chú gà trống.
Nhà em có nuôi một chú gà trống. Chú khoác trên mình bộ váy sặc sỡ. Sáng nào chú cũng dậy sớm chạy ra sân và kêu cục ta cục tác để dụ đám gà mái. Em rất yêu quý chú vì hàng ngày chú đều đẻ trứng cho mẹ em đi chợ bán.

Những bài văn bất hủ của học trò (phần 87)

Thầy ra đề bài tập làm văn: “Mỗi con người đều có một năng lực đặc biệt, em có thể tìm năng lực đặc biệt đó của bản thân không? Hãy lấy ví dụ”.
Bài làm của Tèo như sau: "Em có khả năng tiên đoán sự việc chính xác 100%. Ví dụ như em biết kỳ thi này em sẽ trượt".
Lời bình: Nếu đánh trượt cu cậu hóa ra cu cậu đoán đúng, mà đoán đúng thì phải cho đậu, nhưng cho đậu thì hóa ra đoán sai. Thật khó cho thầy giáo.

Bài văn bất hủ của học trò (phần 87)

Đề bài: Em hãy tả đêm giao thừa.
Một học sinh lớp 3 viết như sau: "Em bước ra sân để chuẩn bị thắp hương giao thừa. Ánh trăng tròn vằng vặc soi rõ khu tập thể, làm những chiếc lá sáng lên loang loáng".
Lời bình của giáo viên: "Em bốc phét quá đà. Theo lịch mặt trăng thì đêm giao thừa không có trăng".

Những bài văn bất hủ của học trò (phần 86)

Nhà em nuôi một con lợn rất béo, bụng nó to như bụng ông bán phở đầu ngõ.
Đề: Tả một người em yêu quý nhất
Bố em là người em yêu quý nhất. Bố em phải làm việc rất vất vả. Mỗi tháng bố em phải nộp cho mẹ em tiền lương để mẹ em nấu cơm cho mà ăn.
Đề: tả con vật mà em thích nhất
- Nhà em có nuôi một con chó. Nó đen như cục than. Bụng nó bự như cục thịt heo bán ở ngoài chợ. Mắt nó như hai viên hột xoàn. Bốn chân nó như cái cột đình.
- Mẹ em đang nuôi một con lợn rất béo, bụng nó to như bụng ông bán phở đầu ngõ.
- Nhà em có nuôi một con lợn con. Mình nó to như cái cánh cửa, tai như cái cánh quạt điện. Em rất yêu quý con lợn nhà em. Rồi một hôm mấy bác hàng giáp đến, con lợn không còn nữa, nó đi để lại cho em một đĩa lòng.
- Gia đình em có một con gà, hai mắt nó tròn như hai nắp chai. Mào nó đỏ như màu đỏ. Mỗi buổi sáng nó thường hay gáy Ò... Ó ó ó... O... Ò ò ò ò... đánh thức em nhưng nhà em cứ đóng kín cửa cho nên không nghe được tiếng gà kêu, vì thế em luôn đi học trễ.
- Nhà em có nuôi một con gà trống trông rất hùng dũng. Đầu nó tròn như trái ổi, cái mỏ nhọn như ngòi bút mực và cái mào đỏ nhấp nhô như sóng biển. Em rất yêu quý chú gà trống vì hàng ngày nó đẻ trứng cho ba mẹ và em ăn để tăng cường sức khỏe.

Bài văn bất hủ của học trò (phần 84)

Đề bài: Hãy miêu tả giáo viên cũ mà em ấn tượng nhất.
Bài làm của một học sinh lớp 3 tại TP HCM có đoạn viết: "Cô giáo lớp một của em rất đáng yêu. Người cô cao khoảng một mét, mắt đen như lọ nồi, tóc cô dài ngang vú. Cô em hiền như cô Tấm và rất thương lớp em. Chỉ có một lần cô tát bạn Tú một bạt tai chảy cả máu mồm. Lý do là vì trong khi các thầy cô khác đến dự giờ, bạn ấy giơ tay mách cô rằng: 'Thưa cô, bạn Dũng bị rách quần lòi cả chim'...".

Bài văn bất hủ của học trò (phần 83)

Đề văn: "Em hãy kể một chuyện xảy ra trong gia đình".
Một học sinh tiểu học viết bài văn "super ngắn" như sau:

- Mở bài: Hôm nay em đi học về thì thấy ông em đang chẻ tăm.
- Thân bài: Ông đang chẻ tăm thì bị đứt tay. Em vội tháo khăn quàng ra băng bó vết thương cho ông.
- Kết luận: Không nên cho người già chơi dao vì rất nguy hiểm.

Bài văn bất hủ của học trò (phần 82)

Đề: Tả cảnh trường em trước giờ học.
Bài làm của một học sinh lớp 4: "Đầu giờ học, khi tiếng trống trường báo hiệu vào mười lăm phút đầu giờ, sân trường em thật hỗn loạn. Các bạn chen lấn xô đẩy nhau. Các bạn còn đè lên nhau, dẫm đạp nhau để kịp vào lớp đúng giờ. Trước cổng trường, một vài cô giáo đi muộn hối hả chạy vào lớp vì bận cho con bú".

Bài văn bất hủ của học trò (phần 81)

Đề: Hãy tả cô giáo chủ nhiệm lớp em.
Bài làm của một học sinh lớp 3 có đoạn: "Cô giáo em có hai cái mắt hai cái mũi xinh xinh. Cô có hai cái tai yêu yêu. Môi cô hồng hồng mỗi khi cười hàm răng như mới đánh. Mắt cô lấp lánh không bao giờ có gỉ. Cô đến lớp không bao giờ ngáp ngủ. Mỗi khi cô vào lớp cả lớp đứng nghiêm chào cô. Đấy là cô Hà chủ nhiệm lớp em…".

Những bài văn bất hủ của học trò (phần 79)

Đề bài kiểm tra môn văn: Phân tích và bình luận bài thơ Ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên.
Sau đây là một đoạn bình luận:

"Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua".

Người đọc sẽ cảm thấy thực sự bức bối. Xin thưa, câu thơ đề cập tới những vấn đề nổi cộm trong xã hội. Đầu tiên là sự đối lập thể hiện giữa hoa đào với mực tàu, một giá trị truyền thống dân tộc đang bị hàng hóa nước ngoài lấn át. Ông đồ già người Việt, viết chữ Nho và bán mực Trung Quốc, tôi không nghĩ ra một ví dụ nào hợp lý hơn về tình hình thị trường trong nước hiện nay. Có lẽ không phải chỉ bây giờ dư luận mới báo động về tình trạng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc tràn sang đang bóp nghẹt sản xuất trong nước.

Hình ảnh ông đồ già ngồi bán hàng ngoại nhập ngay vỉa hè vị trí đẹp “Bên phố đông người qua” khiến người đọc không khỏi chạnh lòng. Vỉa hè ư, vỉa hè là để cho người đi bộ, lấn chiếm lòng lề đường để bán hàng ngoại, ông đồ có lẽ không ý thức được thế nào là bảo hộ mậu dịch. Ông mắc thêm một khuyết điểm nữa là vi phạm nghị định 36/CP. Cho nên trong câu thơ, Vũ Đình Liên sử dụng chữ "lại" là rất chính xác, “lại” mang một hàm ý ca thán, biểu lộ sự thất vọng và bất lực nhiều hơn.

Bài văn bất hủ của học trò (phần 78)

Đề thi: Em hãy giải thích câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ".
Bài làm của một học sinh lớp 4 tại quận Tân Bình, TP HCM, có đoạn viết: "Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa vốn được mệnh danh là chúa tể rừng xanh. Chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hóa. Nhưng bản thân em thì nghĩ là trong cỏ có độc. Nếu em là những con ngựa đó em cũng nhất định không chịu ăn dù bị ông chủ ép buộc đến thế nào đi nữa".


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét